Nhà triết học thứ ba và cuối cùng của phái Miletus là Anaximenes (khoảng 585-528 trước C.N.), là
“cộng sự” trẻ của Anaximander. Anaximenes là một nhà triết học Hy Lạp cổ đại thời kỳ Tiền Socrates.
Sinh: 585 Trước CN, Miletus, Thổ Nhĩ Kỳ
Mất: 528 Trước CN
Thời đại: Tiền Socrates
Lĩnh vực: Triết gia phương Tây
Trường phái: Eurystratos of Miletus
Học vấn: Milesian school, Ionian School
Khi tìm hiểu câu trả lời của Anaximander cho câu hỏi liên quan tới thành phần của mọi vật tự nhiên, ông không hài lòng với khái niệm cái vô hạn về nguồn gốc của mọi sự vật, vì nó quá mơ hồ và không thể nắm bắt được. Ông hiểu được tại sao Anaximander đã chọn giải pháp này thay vì khái niệm của Thales rằng nước là nguồn gốc mọi vật, bởi vì cái vô hạn có thể giúp cắt nghĩa cái nền
“vô hạn” từ đó phát sinh vô vàn các vật hữu hạn và đặc thù. Thế nhưng cái vô định vô hạn của Anaximander chẳng có ý nghĩa đặc thù nào đối với Anaximenes, và vì thế ông quyết định tập trung vào một thực thể nhất định theo kiểu Thales đã làm, và đồng thời tìm cách kết hợp những tiến bộ mà Anaximander đã đạt được.
Để kết hợp khái niệm về một thực thể nhất định của Thales với khái niệm mới của Anaximander về cái vô hạn trong trạng thái chuyển động liên tục,
Anaximenes xác định khí (với nghĩa là không khí = air) là thực thể sơ đẳng từ đó phát sinh mọi vật.Giống như cái vô hạn, khí lan toả khắp nơi, nhưng khác với cái vô hạn, khí là một thực thể vật chất đặc thù và có thể nắm bắt được, do đó có thể xác định được. Hơn nữa, chuyển động của khí là một quá trình đặc thù hơn nhiều so với sự “tách rời” trong khái niệm của Anaximander, vì Anaximenes đã chạm tới được những khái niệm rất có giá trị về sự
“loãng khí” và
“tụ khí” như là những hình thái đặc thù của chuyển động dẫn tới những sự thay đổi trong khí mà ta có thể mô tả được.
Tuy khí là vô hình, chúng ta chỉ có thể sông chừng nào chúng ta còn có khí để hít thở, và
“cũng giông như hồn của chúng ta là khí gắn kết chúng ta lại, thì hơi thở và khí cũng bao trùm toàn thể vũ trụ.” Nhưng để giải thích làm sao khí là nguồn gốc của mọi vật, Anaximenes đề ra một ý niệm mới rất quan trọng, đó là những khác biệt về
“chất” được tạo thành do những khác biệt về
“lượng. ” Sự giãn nở và co tụ của khí diễn tả những thay đổi về lượng, và những thay đổi này khi xảy ra trọng một thực thể duy nhất, sẽ cắt nghĩa cho sự phát sinh nhiều vật thể khác nhau.
Sự giãn nở, hay lóãng khí tạo ra sự ấm nóng, và nếu đạt tới cực độ sẽ tạo ra lửa, trong khi sự co lại hay tụ khí tạo nên sự mát lạnh và sự chuyển hóa từ thể khí sang thể rắn bằng một sự chuyển tiếp từ từ, trong đó, theo Anaximenes,
“khí được tích tụ sẽ tạo thành gió... nếu quá trình tích tụ đạt mức độ cao hơn nữa sẽ tạo thành nước, cao hơn nữa sẽ tạo thành đất, và mức độ tích tụ cao nhất sẽ tạo thành đá.”Tuy các nhà triết học phái Miletus có vẻ như đang hành xử với những mốì quan tâm và tư duy khoa học, nhưng họ không thiết lập những giả thuyết theo kiểu các nhà khoa học hiện đại vẫn làm, cũng không làm các thí nghiệm để kiểm chứng lý thuyết của họ. Các ý niệm của họ mang tính chất giáo điều, theo lối khẳng định dứt khoát, thay vì là những giả thuyết để thử nghiệm.
Nhưng chúng ta nên nhớ rằng những câu hỏi quyết định liên quan tới bản chất và giới hạn của nhận thức con người vẫn chưa được nêu lên. Và các nhà triết học phái Miletus này cũng không đề cập gì tới vấn đề tương quan giữa tinh thần và thân xác.
Đương nhiên việc họ quy giản mọi thực tại về một nguồn gốc vật chất phải làm nảy sinh câu hỏi này, nhưng nó chỉ được nhận ra như là một vân đề trong lịch sử tư duy sau này.
Cho dù các ý niệm chuyên biệt của họ về nước, cái vô hạn và khí như là thực thể sơ đẳng của mọi sự vật có thể hữu ích đến đâu đi nữa, nhưng tầm quan trọng thực sự của các nhà triết học phái này vẫn là ở việc lần đầu tiên họ nêu lên vấn đề về bản chất tốì hậu của mọi vật và họ là những người đầu tiên khởi xướng công việc tìm tòi tuy còn chập chững nhưng đi thẳng vào câu hỏi tự nhiên thực sự được cấu tạo từ cái gì.