Lao động
Hôm nay, 1/5/2018 chúng ta mừng kỷ niệm ngày lễ Quốc tế lao động. Ali cũng nhân dịp này chia sẻ vài tâm tư của mình về vấn đề lao động.
Hẳn là trong chúng ta ai cũng từng nghe, từng đọc chuyện về câu thành ngữ "Há miệng chờ sung".
Với thành ngữ ''Há miệng chờ sung'', nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may. “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Vậy mà cũng có kẻ chẳng muốn làm, chỉ chực chờ ăn. Hắn ta nổi tiếng lười biếng. Cái danh ''đại lãn'' quả là rất xứng đáng. Đại Lãn chờ sung há chẳng phải là một sự kiện nổi tiếng đó sao?
Đã là thụ tạo tồn tại trên đất-trời, tất yếu phải Lao động. Ý là phải xê-dịch, phải bỏ công ra sức mới nhận lãnh thành quả. "Vô công bất thụ lộc" là một câu thành ngữ ưa chuộng ở Trung Hoa. Ám chỉ, nếu bản thân nhận thấy không có công lao(kể cả khổ lao) thì không có lý do nào để nhận bổng lộc từ người khác.
Nhìn thấy một cây ổi sum xuê trái, nếu ta muốn ăn thì lẽ tất yếu và đơn giản nhất là ta phải đến và hái, và khi ăn ta cũng phải nhai, nghiền nhỏ thức ăn để dễ bề nuốt trôi và dạ dày tiêu hóa. Tất cả là quá trình vận động. Theo lẽ đó, vận động chính là điều tất yếu của mọi vật.
Nói như vậy không có nghĩa là có sự vận động thì đều được cho là lao động. Từ "Lao động" vốn được sinh ra bởi con người và áp dụng cho con người. Hàm ý nói, chỉ có con người với sự lao động của mình tạo ra giá trị cho mình, cho tổ chức, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Hiểu một cách đúng đắn, việc lao động phải đem lại sự hữu ích và giá trị.
Sống là một sự vận động. Là một hình thức Lao động. Nhưng việc bạn dành thời gian quá nhiều vào việc online nhưng chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân, cho người khác thì đó không phải là Lao động; nói cách khác, ta đang lãng phí thời gian của mình.
Kinh nghiệm sống nhiều năm nói với chúng ta rằng, những mối quan hệ nếu không mang lại lợi ích thì sớm muộn chúng cũng rơi vào cảnh "xa mặt cách lòng" và lãng quên. Duy chỉ có "giá trị của ta" mới là điều quan trọng nhất, đó là cùng đích của mọi nỗ lực. Gía trị đó là sự công nhận của người khác với những cố gắng cải thiện bản thân; là tay nghề đáng tin tưởng của ta; là sự uy tín của mình. Một người sống mấy chục năm trên đời mà không có gì đáng kể, đáng để người thân và mọi người nhắc đến thì chẳng phải là phí hoài sao?
Mức độ lao động của mỗi người tùy thuộc vào lòng ham muốn sống của người đó. Hiển nhiên ai cũng muốn sống, sống lâu sống thọ. Nhưng để sống có ý nghĩa thì không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và nghị lực.
Hàng ngày trên báo đài, internet chúng ta thấy rất nhiều vụ quan tham sa vào tù tội; không ít những bạn trẻ với sức dài vai rộng bị đánh cho tới chết vì những nguyên nhân được cho là "tức cười" như trộm chó, ăn cắp vặt, nhìn đểu, nói khó nghe hay chỉ vì bấm còi để vượt,... Rồi những bi kịch trong các mối quan hệ vợ-chồng, cha mẹ và con cái, tranh chấp giữa anh chị em,... sự chết chóc mỗi ngày xảy ra ở khắp nơi; bạo lực trong học đường đang ngày càng gia tăng. Thiết nghĩ, nếu những con người đó lao vào lao động thì đâu đến nỗi xã hội nảy sinh những sự thật khiến bao người thương tâm, đau lòng đến vậy.
Theo tôi, Lao động chân chính trước hết là suy nghĩ và thái độ dựa trên nền tảng là sự tôn trọng đối với sinh mệnh của mình.
Mới đây, gần nhà tôi có một anh bạn trẻ, anh và bạn gái quen nhau cũng hơn hai năm. Cô gái đang còn đi học. Anh này làm lụng vất vả chu cấp, chiều chuộng cô hết mực. Đến khi hỏi cưới thì gia đình cô gái không chịu, bắt cô này phải bỏ anh này và lấy người khác. Thế là anh này uẫn ức về nhà lấy dao tự đâm mình. Đâm một nhát thấy chưa chết, anh đâm thêm phát nữa. Đau đớn nhưng vẫn chưa thấy chết, anh thêm phát nữa thế là thoi thóp vài phút rồi đi luôn.
Cái chết của anh khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Ban đầu khi tôi biết chuyện, tôi không nghĩ gì nhiều. Nhưng sau khi tiễn anh về với đất, nắm trong tay những nắm đất và tiễn anh thì trong lòng tôi dậy sóng những xúc cảm mãnh liệt. Những suy tư đó cứ theo tôi mấy ngày sau trên những chặng đường dài. Sự thoải mái và yên ổn khi cầm lái đi trên những con đường thênh thang khiến tôi cởi mở lòng mình và suy nghĩ cách khách quan hơn về sự việc của anh bạn đó. Anh ta hoàn toàn có thể lựa chọn một lối đi khác thay vì sự giải thoát bằng sự kết thúc. Bản thân anh hở chút là manh động như vậy thì liệu khi mâu thuẫn với những người khác thì anh cũng dùng bao lực để giải quyết vấn đề sao? Bản thân anh đã không biết quý trọng sinh mệnh thì liệu anh có còn coi ai ra gì? Quyết định của gia đình cô gái là nguyên do dẫn đến sự ra đi của anh hay là đó là sự đúng đắn khi họ không chọn anh? Khi anh không tôn trọng sinh mệnh của mình, thì không lý do gì người khác coi trọng anh.
Thứ hai, Lao động chân chính phải đặt trên nền tảng của xúc cảm tích cực.
Xúc cảm tích cực đó là sự say mê, tập trung và hết lòng vì công việc, dù là việc nhỏ nhất; ngay cả khi việc đó trái với ý mình. Công việc nào cũng đòi hỏi chúng ta những điều đó. Và đó cũng là cách duy nhất dẫn ta đến với những thành công nhanh nhất. Sự khôn ngoan dạy chúng ta không có thành công nào bền vững nếu thiếu sự đam mê, bền bỉ và đi bằng đường tắt. Có thể vận số của chúng ta tốt, làm gì cũng thành cũng nên nhưng liệu ai dám đảm bảo rằng vận số đó cứ tốt lành như thế mãi. Với những ai quan điểm "cuộc đời là phù du", sống nay chết mai thì họ càng hiểu biết rằng giá trị cuộc sống quý giá đến nhường nào. Họ ra sức làm và tận hưởng mọi thứ theo cách họ muốn. Tôi cho đó là một suy nghĩ tích cực đáng để học ở họ. Bởi mỗi người chỉ có một quỹ thời gian hạn hữu. Chúng ta sẽ biết sống hơn nếu đặt mình vào nguy cơ "ngày mai không còn thấy mặt trời".
Thứ ba, Lao động chân chính phài đem lại niềm vui.
Trên tất cả đó là niềm vui với lao động. Kinh nghiệm nói với chúng ta rằng, chẳng có việc gì tốt đẹp nếu sự lao động đó thiếu niềm vui. Một người không thể làm tốt việc gì nếu trong lòng tồn-tại sự bất mãn, ý niệm thua-thiệt, cảm giác nhàm chán đến ngao ngán hay những cảm xúc tiêu cực khác. Hãy đặt niêm vui lên trên hết mọi việc bạn làm, ngay cả khi đó là việc bạn không hề ưa thích. Một khi bạn biết cách đặt niềm vui và tình yêu khi làm mọi việc, bạn đã biết cách để tận hưởng sự viên mãn trong cuộc đời mình.
Hãy nhớ lại khoảnh khắc bạn quen người bạn gái hay chàng trai bạn thích. Dù cô gái có đôi chút lấm lem, vô duyên nhưng anh vẫn thích cô bởi nụ cười tỏa nắng; thích gần gũi cô và mong muốn cả hai cùng đi với nhau những chặng đường còn lại. Dù chàng trai có phong trần với mớ bụi bẩn, không được cao to nhưng cô vẫn chọn anh bởi ánh mắt trìu mến đầy quan tâm anh dành cho cô. Cả hai đều biết những khiếm khuyết của mình mà chấp nhận nhau, tôn trọng nhau, nhẫn nhịn để giữ hòa khí luôn tốt đẹp trong gia đình.
Cảm hứng từ các đôi tình nhân cho chúng ta một kinh nghiệm lao động quý báu. Rằng dù bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều tìm được niềm vui và sự say mê và tận hiến tất cả cho tình yêu đó.
Lao động không phải là những gì lớn lao, nhưng nó hiện hữu trong từng suy nghĩ, hành vi dù là nhỏ nhặt nhất. Bạn lao động khi góp phần tạo nên sự thịnh vượng của tổ chức bạn tham gia. Bạn lao động trong suy nghĩ giúp đỡ kẻ yếm thế, cần sự giúp đỡ. Bạn lao động trong cử chỉ đúng đắn với con, cháu, anh-em, người trên kẻ dưới. Bạn lao động khi ý thức hoàn thiện bản thân mỗi ngày, gia tăng hiểu biết. V.v... Nhưng trên hết, hãy nhớ trước và trên tất cả phải là niềm vui, phải vì yêu thương; chứ đừng vì trách nhiệm hay nghĩa vụ.
Hẳn là trong chúng ta ai cũng từng nghe, từng đọc chuyện về câu thành ngữ "Há miệng chờ sung".
Một ngày nọ, Đại Lãn đến bên một cây sung to. Chao ôi, bao nhiêu là quả chín! Lại nữa, thỉnh thoảng một quả rơi xuống bên gốc cây. Hắn nghĩ ngay ra một diệu kế. Cần phải nằm ngửa, há to miệng, thế nào cũng có quả rơi đúng miệng. Lúc đó, hắn sẽ nhai ngon lành, mà chẳng cần phải hoài công leo trèo, hái lượm gì… Nhiều quả sung lần lượt rơi chung quanh mình, nhưng chẳng có một quả nào rơi vào miệng hắn. Vừa đói, vừa mệt, hắn đành nuốt nước bọt thất vọng đứng dậy. Thành ngữ ''Há miệng chờ sung'' hay “Đại Lãn chờ sung'' chắc là xuất phát từ câu chuyện này.
Với thành ngữ ''Há miệng chờ sung'', nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may. “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Vậy mà cũng có kẻ chẳng muốn làm, chỉ chực chờ ăn. Hắn ta nổi tiếng lười biếng. Cái danh ''đại lãn'' quả là rất xứng đáng. Đại Lãn chờ sung há chẳng phải là một sự kiện nổi tiếng đó sao?
Bản chất của Lao động
Đã là thụ tạo tồn tại trên đất-trời, tất yếu phải Lao động. Ý là phải xê-dịch, phải bỏ công ra sức mới nhận lãnh thành quả. "Vô công bất thụ lộc" là một câu thành ngữ ưa chuộng ở Trung Hoa. Ám chỉ, nếu bản thân nhận thấy không có công lao(kể cả khổ lao) thì không có lý do nào để nhận bổng lộc từ người khác.
Nhìn thấy một cây ổi sum xuê trái, nếu ta muốn ăn thì lẽ tất yếu và đơn giản nhất là ta phải đến và hái, và khi ăn ta cũng phải nhai, nghiền nhỏ thức ăn để dễ bề nuốt trôi và dạ dày tiêu hóa. Tất cả là quá trình vận động. Theo lẽ đó, vận động chính là điều tất yếu của mọi vật.
Nói như vậy không có nghĩa là có sự vận động thì đều được cho là lao động. Từ "Lao động" vốn được sinh ra bởi con người và áp dụng cho con người. Hàm ý nói, chỉ có con người với sự lao động của mình tạo ra giá trị cho mình, cho tổ chức, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Hiểu một cách đúng đắn, việc lao động phải đem lại sự hữu ích và giá trị.
Thực trạng
Sống là một sự vận động. Là một hình thức Lao động. Nhưng việc bạn dành thời gian quá nhiều vào việc online nhưng chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân, cho người khác thì đó không phải là Lao động; nói cách khác, ta đang lãng phí thời gian của mình.
Kinh nghiệm sống nhiều năm nói với chúng ta rằng, những mối quan hệ nếu không mang lại lợi ích thì sớm muộn chúng cũng rơi vào cảnh "xa mặt cách lòng" và lãng quên. Duy chỉ có "giá trị của ta" mới là điều quan trọng nhất, đó là cùng đích của mọi nỗ lực. Gía trị đó là sự công nhận của người khác với những cố gắng cải thiện bản thân; là tay nghề đáng tin tưởng của ta; là sự uy tín của mình. Một người sống mấy chục năm trên đời mà không có gì đáng kể, đáng để người thân và mọi người nhắc đến thì chẳng phải là phí hoài sao?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Mức độ lao động của mỗi người tùy thuộc vào lòng ham muốn sống của người đó. Hiển nhiên ai cũng muốn sống, sống lâu sống thọ. Nhưng để sống có ý nghĩa thì không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và nghị lực.
Hàng ngày trên báo đài, internet chúng ta thấy rất nhiều vụ quan tham sa vào tù tội; không ít những bạn trẻ với sức dài vai rộng bị đánh cho tới chết vì những nguyên nhân được cho là "tức cười" như trộm chó, ăn cắp vặt, nhìn đểu, nói khó nghe hay chỉ vì bấm còi để vượt,... Rồi những bi kịch trong các mối quan hệ vợ-chồng, cha mẹ và con cái, tranh chấp giữa anh chị em,... sự chết chóc mỗi ngày xảy ra ở khắp nơi; bạo lực trong học đường đang ngày càng gia tăng. Thiết nghĩ, nếu những con người đó lao vào lao động thì đâu đến nỗi xã hội nảy sinh những sự thật khiến bao người thương tâm, đau lòng đến vậy.
Lao động chân chính
Theo tôi, Lao động chân chính trước hết là suy nghĩ và thái độ dựa trên nền tảng là sự tôn trọng đối với sinh mệnh của mình.
Mới đây, gần nhà tôi có một anh bạn trẻ, anh và bạn gái quen nhau cũng hơn hai năm. Cô gái đang còn đi học. Anh này làm lụng vất vả chu cấp, chiều chuộng cô hết mực. Đến khi hỏi cưới thì gia đình cô gái không chịu, bắt cô này phải bỏ anh này và lấy người khác. Thế là anh này uẫn ức về nhà lấy dao tự đâm mình. Đâm một nhát thấy chưa chết, anh đâm thêm phát nữa. Đau đớn nhưng vẫn chưa thấy chết, anh thêm phát nữa thế là thoi thóp vài phút rồi đi luôn.
Cái chết của anh khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Ban đầu khi tôi biết chuyện, tôi không nghĩ gì nhiều. Nhưng sau khi tiễn anh về với đất, nắm trong tay những nắm đất và tiễn anh thì trong lòng tôi dậy sóng những xúc cảm mãnh liệt. Những suy tư đó cứ theo tôi mấy ngày sau trên những chặng đường dài. Sự thoải mái và yên ổn khi cầm lái đi trên những con đường thênh thang khiến tôi cởi mở lòng mình và suy nghĩ cách khách quan hơn về sự việc của anh bạn đó. Anh ta hoàn toàn có thể lựa chọn một lối đi khác thay vì sự giải thoát bằng sự kết thúc. Bản thân anh hở chút là manh động như vậy thì liệu khi mâu thuẫn với những người khác thì anh cũng dùng bao lực để giải quyết vấn đề sao? Bản thân anh đã không biết quý trọng sinh mệnh thì liệu anh có còn coi ai ra gì? Quyết định của gia đình cô gái là nguyên do dẫn đến sự ra đi của anh hay là đó là sự đúng đắn khi họ không chọn anh? Khi anh không tôn trọng sinh mệnh của mình, thì không lý do gì người khác coi trọng anh.
Thứ hai, Lao động chân chính phải đặt trên nền tảng của xúc cảm tích cực.
Xúc cảm tích cực đó là sự say mê, tập trung và hết lòng vì công việc, dù là việc nhỏ nhất; ngay cả khi việc đó trái với ý mình. Công việc nào cũng đòi hỏi chúng ta những điều đó. Và đó cũng là cách duy nhất dẫn ta đến với những thành công nhanh nhất. Sự khôn ngoan dạy chúng ta không có thành công nào bền vững nếu thiếu sự đam mê, bền bỉ và đi bằng đường tắt. Có thể vận số của chúng ta tốt, làm gì cũng thành cũng nên nhưng liệu ai dám đảm bảo rằng vận số đó cứ tốt lành như thế mãi. Với những ai quan điểm "cuộc đời là phù du", sống nay chết mai thì họ càng hiểu biết rằng giá trị cuộc sống quý giá đến nhường nào. Họ ra sức làm và tận hưởng mọi thứ theo cách họ muốn. Tôi cho đó là một suy nghĩ tích cực đáng để học ở họ. Bởi mỗi người chỉ có một quỹ thời gian hạn hữu. Chúng ta sẽ biết sống hơn nếu đặt mình vào nguy cơ "ngày mai không còn thấy mặt trời".
Thứ ba, Lao động chân chính phài đem lại niềm vui.
Trên tất cả đó là niềm vui với lao động. Kinh nghiệm nói với chúng ta rằng, chẳng có việc gì tốt đẹp nếu sự lao động đó thiếu niềm vui. Một người không thể làm tốt việc gì nếu trong lòng tồn-tại sự bất mãn, ý niệm thua-thiệt, cảm giác nhàm chán đến ngao ngán hay những cảm xúc tiêu cực khác. Hãy đặt niêm vui lên trên hết mọi việc bạn làm, ngay cả khi đó là việc bạn không hề ưa thích. Một khi bạn biết cách đặt niềm vui và tình yêu khi làm mọi việc, bạn đã biết cách để tận hưởng sự viên mãn trong cuộc đời mình.
Hãy nhớ lại khoảnh khắc bạn quen người bạn gái hay chàng trai bạn thích. Dù cô gái có đôi chút lấm lem, vô duyên nhưng anh vẫn thích cô bởi nụ cười tỏa nắng; thích gần gũi cô và mong muốn cả hai cùng đi với nhau những chặng đường còn lại. Dù chàng trai có phong trần với mớ bụi bẩn, không được cao to nhưng cô vẫn chọn anh bởi ánh mắt trìu mến đầy quan tâm anh dành cho cô. Cả hai đều biết những khiếm khuyết của mình mà chấp nhận nhau, tôn trọng nhau, nhẫn nhịn để giữ hòa khí luôn tốt đẹp trong gia đình.
Cảm hứng từ các đôi tình nhân cho chúng ta một kinh nghiệm lao động quý báu. Rằng dù bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều tìm được niềm vui và sự say mê và tận hiến tất cả cho tình yêu đó.
Kết luận
Lao động không phải là những gì lớn lao, nhưng nó hiện hữu trong từng suy nghĩ, hành vi dù là nhỏ nhặt nhất. Bạn lao động khi góp phần tạo nên sự thịnh vượng của tổ chức bạn tham gia. Bạn lao động trong suy nghĩ giúp đỡ kẻ yếm thế, cần sự giúp đỡ. Bạn lao động trong cử chỉ đúng đắn với con, cháu, anh-em, người trên kẻ dưới. Bạn lao động khi ý thức hoàn thiện bản thân mỗi ngày, gia tăng hiểu biết. V.v... Nhưng trên hết, hãy nhớ trước và trên tất cả phải là niềm vui, phải vì yêu thương; chứ đừng vì trách nhiệm hay nghĩa vụ.