Mình đang tham gia chương trình làm nhiệm vụ kiếm tiền trên VN Ngày Nay, mời bạn cùng tham gia trải nghiệm Tải VNay vừa đọc tin vừa có tiền nào

Pythagoras


Ở một vùng biển đốì diện thành phố Miletus, và nằm trên biển Aegea, là hòn đảo nhỏ Samos, nơi sinh trưởng của một nhân vật thực sự phi thường và thông thái là Pythagoras (mà ta quen gọi là Pi-ta-go). Nhờ những mảng thông tin thu lượm được về Pythagoras và các học trò của ông, chúng ta có được một hình ảnh tuy không đầy đủ nhưng rất hấp dẫn về những suy tư triết học mới mẻ của ông. Bất mãn với điều kiện sống không chỉ ở Samos mà ở cả vùng Ionia nói chung dưới thời cai trị độc tài của dòng tộc giàu có Polycrates, Pythagoras di cư sang miền Nam nước Ý và đến sống ở thành phố Crotone, một thành phố sầm uất của Hi Lạp, và bắt đầu cuộc đời hoạt động triết học tại đây, thường được tính từ khoảng 525 đến 500 trước C.N.

Aristotle cho chúng ta biết “những người thuộc trường phái Pythagoras... rất say mê toán học, họ là những người đầu tiên phát triển môn học này, và vì được đào tạo trong môi trường toán học, họ cho rằng các nguyên lý của mọi vật cũng chính là các nguyên lý toán học...” Khác với các nhà triết học phái Miletus, các nhà triết học Pythagoras nói rằng mọi vật được cấu tạo bởi các con số. Chúng ta thấy sự khẳng định này khá kỳ lạ, nhưng sự kỳ lạ cũng như sự khó hiểu của học thuyết này sẽ dễ dàng được khắc phục nếu chúng ta tìm hiểu tại sao Pythagoras quan tâm đến các con số và ông quan niệm eác con số là gì.


Pythagoras quan tâm đến toán học vì các lý do có vẻ như mang tính chất tôn giáo. Có thể nói sự độc đáo của ông là ở chỗ ông xác tín toán học là môn học tốt nhất để giúp thanh tẩy linh hồn. Vì vậy ông được coi vừa là người sáng lập một giáo phái vừa đồng thời là người sáng lập một trường phái toán học. Nguồn gốc phát sinh giáo phái Pythagoras là niềm khát vọng của dân chúng muôn có một tôn giáo có tính thiêng liêng sâu đậm để cung câ'p phương cách thanh lọc linh hồn và bảo đảm sự bất tử của linh hồn. Các vị thần trong truyện thần thoại của Homer không phải là thượng đế theo nghĩa thần học, vì họ cũng vô đạo đức như con người và vì thế không đáng để loài người tôn thờ, cũng không phải là nguồn cung cấp sức lực tâm linh cho con người để thắng vượt cảm giác phổ biến về đạo đức không trong sạch và nỗi lo lắng của con người trước đời sống ngắn ngủi và cái chết chắc chắn.

Các nhà triết học Pythagoras rõ ràng quan tâm tới các vấn đề thần bí của sự thanh lọc và bất tử của linh hồn, và chính vì lý do này, họ tìm đến khoa học và toán học, môn học mà họ coi là phương thuốc thanh tẩy tốt nhất cho linh hồn. Trong tư duy khoa học và toán học, họ tìm ra một cách sống “tinh tuyền” hơn bất kỳ cách sống nào. Tư tưởng và suy niệm và sự tương phản rõ ràng với đời sống thương mại và cạnh tranh vì các loại danh vọng khác nhau. Pythagoras là người đầu tiên phân biệt ba loại đời sống khác nhau, từ đó ông phân biệt ba loại linh hồn, bằng cách nói rằng có ba hạng người khác nhau đến dự các trò chơi Olympic.

Hạng thấp nhất gồm những người đến đây để mua bán, kiếm lời.
Hạng tiếp theo là những người đến để thi tài, tìm danh vọng.

Theo ông nghĩ, hạng tốt nhất gồm những người đến với tư cách là khán giả, họ suy nghĩ và phân tích về những sự kiện đang diễn ra. Trong ba hạng người này, khán giả ví như các nhà tư tưởng, hoạt động triết lý của họ giải phóng họ khỏi sự can dự vào đời sống hằng ngày và những khiếm khuyết của nó. “Quan sát, chiêm nghiệm” là một trong những nghĩa của thuật ngữ “theoria”, (lý thuyết) trong tiếng Hi Lạp. Tư duy lý thuyết, hay khoa học thuần túy và toán học thuần túy, được phái Pythagoras coi là phương thức thanh lọc linh hồn, đặc biệt vì tư duy toán học có thể giải phóng con người khỏi phải suy nghĩ về những sự vật cụ thể, ngược lại, nó dẫn đưa tư tưởng của họ đến với thế giới vĩnh hằng và có trật tự của các con số. Chiến thắng thần bí cuối cùng của người Pythagoras là sự giải thoát khỏi “vòng tái sinh,” khỏi sự di trú của linh hồn sang kiếp loài vật và các loài khác ừong chú kỳ sinh tử, vì bằng cách này người tư duy triết học đạt được sự hợp nhất với Thượng đế và chia sẻ sự bất tử của ngài.

Để liên kêt môi quan tâm tôn giáo với các khía cạnh triết học của phái Pythagoras, trước tiên cần nhắc đến môi quan tâm của họ đối với âm nhạc. Họ nghĩ âm nhạc có giá trị điều trị rất cao đối với các rối loạn thần kinh, vì họ thấy có mối quan hệ giữa sự hoà điệu của âm nhạc với sự hài hoà của đời sống nội tâm con người. Nhưng khám phá thực sự của họ trong lĩnh vực âm nhạc là sự khám phá rằng các quãng nốt nhạc có thể được biểu thị bằng các con số. Họ khám phá ra rằng độ dài của dây đàn tỷ lệ thuận với quãng âm vực mà dây đàn đó tạo ra. Họ có thể chứng minh rằng một dây đàn tạo một âm ở quãng tám thấp hơn một dây đàn khác thì dài gấp đôi dầy đàn đó, tỷ lệ như vậy là 2:1. Tất cả cấc quãng âm khác cũng có thể được biểu thị một cách tương tự bằng các tỷ so, và đối với người Pythagoras, âm nhạc trở thành một ví dụ tuyệt vời về sự áp dụng phổ quát các con số vào mọi sự vật.

Điều giúp họ phát triển lý thuyết cho rằng mọi sự vật đều là con số chính là việc họ thực hành SỐ’ đếm hay cách thức họ viết các cọn số. Rõ ràng họ đã xây dựng các con số từ các đơn vị cả thể, bằng cách sử đụng các hòn sỏi để đếm. Như thế eon sổ một là một hòn sỏi và tât cả các con sể khác được tạo ra bằng cách cộng thêm các hòn sỏi, phần nào giống như chứng ta ngày nay biểu thị các con Số trên con SIÍC sắc bằng các chấm. Nhưng điều có ý nghĩa quan trọng là việc phái Pythagprãs đã khám phá ra quan hệ giữà số học vá hình học. Một hòn sỏi duy nhất, như một điểm, là số một, nhưng số hai thì hợp thành bởi hai hòn sỏi hay hai điểm, và hai điểm này tạo thành một đường thẳng. Ba điểm, như ba góc của một hình tam giác, tạo thành một mặt phẳng hay diện tích, và bốn điểm có thể biểu thị một hình khối. Điều này gợi ý cho phái Pythagoras thấy có sự tương quan giữa con số và độ lớn, và người ta tin Pythagoras là người đã tìm ra rằng bình phương của cạnh huyền thì bằng tổng bình phương hai cạnh kia của một tam giác vuông. Sự tương quan giữa con sô' và độ lớn này là niềm an ủi to lớn cho những người đang tìm kiếm chứng cứ về một nguyên lý cấu triíc và trật tự trong VÖ trụ, và người ta hiểu được tại sao có câu truyện có thể là ngụy tạo về việc Hippasus bị dìm xuống sông Hellespont vì đã tiết lộ bí mật mà ai cũng có thể hình dung được, đó là nguyên lý này không áp dụng được cho hình tam giác vuông cân, vì ở đây tương quan giữa cạnh huyền và hai cạnh kia không thể biểu thị bằng bâ't cứ số hữu tỉ nào, mà chỉ có thể biểu thị bằng một số vô tỷ.

Ý nghĩa quan trọng của tương quan giữa con sô' và độ lớn là ở chỗ, theo phái Pythágoras, các con số có nghĩa là các “hình,” như hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, v.v... Các điểm riêng biệt là những “hòn đá ranh giới” vẽ nên các “lĩnh vực”. Hơn nữa, các “số hình tam giác,” “số hình vuông,” “số hình chữ nhật,” và “số hình cầu” được các nhà triết học phái Pythagoras phân biệt thành các con sô' “chẵn”“lẻ,” nhờ đó cho họ một phương pháp mới để xử lý hiện tượng mâu thuẫn của các mặt đối lập. Trong tất cả các dạng thức này, các con sô' không còn là cái gì trừu tượng, mà là những loại thực thể đặc thù. Vì thế, khi phái Pythagoras nói mọi sự vật đều là con sô", họ muôn nói rằng có một cơ sở số’ học cho mọi sự vật có hình thể và kích thước; do đó họ chuyển từ số học sang hình học rồi sang cấu trúc của thực tại. Mọi sự vật đều có con sô', và các giá trị chấn và lẻ của chúng cắt nghĩa được những đối lập của chúng trong sự vật như là một và nhiều, vuông và dài, thẳng và cong, tĩnh và động. Thậm chí sáng và tối cũng là những mặt đối lập, cũng như đực và cái, thiện và ác.

Cách hiểu các con sô' này đã dẫn phái Pythagoras tới sự hình thành khái niệm triết học quan trọng nhất của họ, và là sự đóng góp quan trọng nhất của họ cho triết học: đó là khải niệm về hình thức. Các nhà triết học Miletus đã từng đưa ra khái niệm về chất thể hay chất liệu sơ đẳng mà từ đó mọi sự được tạo thành, nhưng họ không có một ý niệm nhất quán để giải thích làm sao phân biệt những sự vật đặc thù với chất thể đơn nhất này. Tất cả họ đều nói đến một chất liệu vô hạn, cho dù là nước, khí, hay cái vô hạn vô định, và họ đều ám chỉ một chất thể sơ đẳng nào đó. Bây giờ đến lượt phái Pythagoras đưa ra khái niệm về hình thức. Đối với phái này, hình thức có nghĩa là giới hạn, \à giới hạn có thể hiểu được bằng các con số. không lạ gì âm nhạc và y học là hai lĩnh vực nghệ thuật mà phái Pythagoras cho là thích hợp nhất để diễn tả khái niệm về giới hạn, vì ưong cả hai nghệ thuật này, yếu tố trọng tâm chính là sự hài hoà, mà sự hài hoà đạt được là nhờ lưu ý đến các tỷ lệ và các giới hạn. Trong âm nhạc, có một tỷ số phân biệt các nốt nhạc khác nhau để đạt được các quãng hợp âm. Hoà âm là hình thức mà cấu trúc có giới hạn của tỷ số qui định giới hạn (áp đặt) cho những khả năng âm thanh vô giới hạn của các dây đàn. Trong y học, trường phái Pythagoras thấy nguyên lý này cũng có thể áp dụng: sức khoẻ là sự hài hoà hay cân bằng hay tỷ lệ đúng giữa cấc đổi lập như nóng và lạnh, khô và ướt, và sự cân bằng về thể tích giữa các yếu tô' đặc thù khác nhau mà sau này được gọi là các chất sinh hóa. Thực vậy, phái Pythagoras coi cơ thể con người như một nhạc cụ, họ nói chúng ta đạt được sức khỏe khi cơ thể có sự hòa điệu” và bệnh tật lấ hậu quả của những sự căng thẳng quá đáng hay sự mất hoà điệu của các dây đàn. Quan niệm số thường xuyên được sử dụng, khi dịch ra có nghĩa là “hình” và liên quan đến sức khỏe và bệnh tật trong y văn thời kỳ đầu, nhất là khi nói đến thể chất con người. Số hay hình đúng là ý nói đến sự cân bằng tối Ưu của tất cả các yếu tố và chức năng cơ thể. Do đó số' đại diện cho sự áp dụng giới hạn (hình thức) vào cái vô hạn (chất thể) và phái Pythagoras viện dẫn đến âm nhạc và y học để minh họa sinh động cho khái niệm rộng rãi hơn của họ rằng mọi vật đều là các số.


Sự lỗi lạc của Pythagoras và các đồ đệ của ông được đo lường qua ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với các nhà triết học thời sau, đặc biệt là Plato. Khá nhiều học thuyết của Plato đã xuất hiện lần đầu tiên trong các học thuyết của Pythagoras, kể cả tính quan trọng của linh hồn và sự phân chia ba loại hồn, cũng như tầm quan trọng của toán học liên quan đến khái niệm về hình thức và các Hình thức.

Nguồn hình ảnh: ancient-origins.net
Từ Khóa:

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Tắt JavascriptVui lòng bật Javascript để xem tất cả tiện ích con