Trong phần 1, tôi đã đề xuất với bạn về trương mục sức khỏe trong danh mục những điều thiết yếu mà chúng ta nên đầu tư cho mình. Nó phải là bí cấp đảm bảo mang lại sự giàu có, tiếng tăm hay nâng địa vị của bạn lên một tầm cao mới. Nhưng nó mang đến cho bạn những chiều kích tích cực đến từ các hoạt động hàng ngày của bạn. Nó mở ra những trang mới, sức sống mới cho bạn. Và để cho bạn tận hưởng cuộc sống này hơn.
Chúng ta tiếp tục với khoản đầu tư thứ 2.
Trạng thái của bạn là một trong những tài sản vô giá nhất của bạn. Nó không những ảnh hưởng từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, mà nó đúng hơn là một trong những yếu tố then chốt nhất quyết định số mệnh của một người. Nếu bạn quan tâm hay từng đọc tiểu sử những người thành công, vĩ nhân trong thiên hạ thì chắc bạn đều nhận ra, đằng sau sự thành công và tiếng tăm của họ luôn có bóng dáng của một tinh thần quật cường, lạc quan và không bao giờ bỏ cuộc. Họ không bị những thất bại đánh bại và vùi chôn tinh thần lẫn thể xác, nhưng họ đã biết biến chúng từ thảm họa của cảm xúc thành động lực thúc đẩy để phát dương quang đại khả năng và tầm vóc của mình. Nói thì dễ hơn là làm. Bởi chúng ta đều là những con người hèn mọn và yếu đuối. Nếu chúng ta không tự trau dồi và nuôi dưỡng những thói quen tốt, thì những sóng gió hàng ngày như lời đàm tiếu từ người khác cũng đủ khiến bạn quay cuồng, dẫn đến những quyết định sai lầm mà sau này rất có thể bạn sẽ hối hận vì quyết định đó.
Nếu bạn muốn tối ưu hóa tâm trí của mình, bạn cần phải đầu tư vào sức khỏe tinh thần của bạn. Không thể khác được. Là con người thì luôn tồn tại hai mặt: tinh thần và thể xác. Nếu chúng ta chuyên chú đầu tư vào một trong hai, hoặc đầu tư vào một thứ rồi trông mong điều thay đổi đến thứ còn lại thì quả là bạn đang nằm mơ giữa ban ngày. Bất kể điều gì bạn muốn, bạn phải ra sức để đạt lấy; cơ hội và may mắn không tự nhiên sinh ra, mà nó là thành quả phải đến, là kết quả và là phần thưởng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn.
Khi tôi còn bé, mỗi khi đi đường nhặt được 5.000 đồng thì tôi cho đó là may mắn, tôi vui lắm. Đến khi tôi lớn hơn, biết đi làm và kiếm được những khoản thù lao đầu tiên. Mặc dù lương của tôi là một khoản được định trước, nhưng hơn 2 năm tôi làm việc chưa có tháng nào tôi lãnh đúng với mức lương đã thỏa thuận. Có tháng cao, cũng không ít tháng thấp hơn. Những tháng tôi lãnh lương cao, người quản lý luôn cho tôi biết lý do vì sao tôi được lãnh nhận khoản thù lao đó. Tôi rất hài lòng vì những công sức mình đóng góp được ghi nhận và được trả xứng đáng. Tuy chẳng đáng gì so với người khác, nhưng tôi cảm thấy mình luôn được quan tâm, những việc mình nghĩ và làm được đánh giá bằng hiệu suất làm việc đúng với năng lực của tôi. Từ đó, tôi luôn nhận được những góp ý và chỉ dẫn để cải thiện các kỹ năng và hoàn thiện hơn.
"Không gì là không thể" - tôi thích câu nói ấy. Nó là một lời giản đơn nhưng khởi nguồn của mọi giới hạn từ bạn. Nó không phụ thuộc vào nền giáo dục bạn được dạy, các mối quan hệ bạn có, doanh nghiệp bạn sở hữu, mà điều cốt lõi nó được xây dựng là khả năng quản lý tâm lý của bạn. Không có kỹ năng này, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ khó khăn và bất lợi.
Câu chuyện lùm xùm gần đây của gia đinh "trùm cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung Nguyên Coffee cho chúng ta cách nhìn khác về tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý. Ông này vốn xuất thân trong một gia đình không mấy khá giả. Nhưng với khao khát thành công, ông đã thành công và hầu hết đạt thành những ý nguyện sơ khởi khi mới lập nghiệp. Ông là nguồn cảm hứng cho rất nhiều phong trào sáng tạo ở Việt Nam. Nhưng chính ông lại mắc kẹt với chính những vấn đề nội tại của mình. Thường xuyên bị Stress khiến ông đưa mình vào lối sống tiêu cực mà ông cho là giải pháp để bình ổn, quản trị lại cảm xúc của mình. Thật không may, ngay cả khi ông dấn thân vào Thiền định trường kỳ, thì sức khỏe tâm lý của ông càng khủng hoảng hơn. Các căn bệnh tâm lý liên lục quấy phá và chiếm ngự. Ông bị trầm cảm, quan hệ vợ chồng đứng trên bờ vực tan vỡ, gia sản chia tách,...
Câu chuyện của Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ là một trong rất rất nhiều những cảnh ngộ của người thành công có sức khỏe tâm lý không tốt. Bài học nhận ra là chúng ta đánh đổi quá nhiều để thành công. Khi chúng ta thành công cũng là lúc rất nhiều thứ không còn như xưa. Gia đình rơi vào vực thẳm của sự căng thẳng, con cái bị bỏ rơi ít được quan tâm chăm sóc; cả cái thành công chúng ta gầy dựng cũng điêu đứng. Cơ hội và may mắn không phải nó xảy đến thường xuyên và suốt đời cho ai đó. Nó chỉ là cú hích để bạn đi nhanh hơn trên con đường của mình. Dù bạn đi xe đạp, ngồi xe bus, xe máy hay oto, máy bay hay cả hỏa tiễn, thì hành trang trước hết của mọi người luôn là 2 thứ: một là tình trạng thể lý và sức khỏe tâm lý.
Hôm nay bạn có thể không có gì, nhưng chỉ cần hành trang của bạn đầy đủ, không có gì làm khó được bạn và ngăn trở bạn tận hưởng những gì đến với cuộc đời bạn. Nền tảng đó chúng ta được ban tặng và cho không. Bạn sẽ ngừng học hỏi và phát triển nếu hành trang đó không được quan tâm, đầu tư. Và những ngày tháng còn lại của bạn chỉ là những tháng ngày nhạt nhẽo, sống cho qua ngày với đôi gánh là trách nhiệm và nghĩa vụ. Điều đó thật đáng quan ngại!
Vì vậy, làm thế nào để bạn đầu tư vào sức khỏe tinh thần của bạn?
+ Điều trị: Theo cách nghĩ của tôi, không ai là hoàn toàn khỏe mạnh. Ai cũng có bệnh. Bệnh về thể lý, bệnh về tinh thần. Ngay cả khi chúng ta cho rằng mình không vấn đề gì với 2 loại bệnh đó thì chính cách bạn chuẩn đoán đó cũng đã là chứng bệnh cần liệu trị rồi. Hơn hết và tốt hơn hết là mỗi người nên "biết mình biết người", khiêm nhường với những gì mình có để còn nhìn ra những mảnh đời đâu đó kém may mắn hơn mình; và để nhìn lên để thấy ta chẳng bằng ai.
Tôi muốn nói "trị liệu" ở đây có 2 cách, một là tự điều trị và còn lại là nhờ đến chuyên gia.
Tự trị liệu là các biện pháp và thói quen để ổn định và gia tăng sức khỏe tâm lý. Tăng khả năng chống & đáp trả các cuộc công kích đến từ xúc cảm và ngoại cảnh, từ người khác. Nó bao gồm các hoạt động thể dục thể thao, suy nghĩ tích cực, sự cân bằng giữa công việc và giải trí, biết trân quý thân thể và có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, và quan trọng hơn hết đó là niềm tin và hy vọng. Khi bạn đánh mất niềm tin ở bản thân, bạn không thể đòi hỏi người khác đặt niềm tin ở bạn, và những gì tốt đẹp bạn có cũng trở nên vô nghĩa. Khi bạn mất hy vọng, bạn mất đi điểm tựa cuối cùng để tìm cho mình một lối đi, bạn sẽ sớm nhấn chìm mình bởi trước hết là những xúc cảm tồi tệ của mình, sau đó mới là hoàn cảnh bạn rơi vào.
Bất kỳ dấu hiệu quá khích, gay gắt nào của bạn đáp trả với những đồ vật hay người xung quanh, đó đều là những triệu chứng đáng để bạn soi xét, quyết định liệu mình có cần đến một chuyên gia hay không?
Dù là tự trị liệu hay phương pháp chuyên gia thì cũng cần sớm liệu-trị. Càng sớm càng tốt đưa sức khỏe tinh thần của bạn về mức ổn định. Đó là mối họa không ai muốn nhận nên thật ngu ngốc nếu ai đó xem thường và để mặc cho những cuộc công kích cảm xúc ấy mãi liên tục "dắt mũi" và chi phối đời sống của mình. Mỗi người cần một "chuyên gia", có thể là những người bạn, người thân hay một chuyên gia am hiểu và có chuyên môn thực thụ. Ông bà ta có câu: "Trong tối, ngoài sáng", ý nói rằng, những việc của mình thì rối rắm bế tắc, nhưng người ngoài thì họ thấy nhiều hơn và có cái nhìn sáng suốt hơn. Tất nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng đúng nhưng là những ý kiến đáng để chúng ta nghe và cân nhắc nặng-nhẹ đúng-sai. Hãy đảm bảo "chuyên gia" của bạn thực sự là người có hiểu biết, đức cao vọng trọng, có lịch sử trải nghiệm phong phú, ít nhất là với những gì bạn đang gặp phải chứ không phải là những chuyên gia kiếm ăn bằng 3 tấc lưỡi.
Bạn thấy đấy, Trị liệu là liệu có phải là một trong những khoản đầu tư đáng giá nhất mà bạn có thể thực hiện để đầu tư cho sức khỏe tinh thần của mình?
+ Thiền: Thiền là một trong những khoản đầu tư có lợi nhuận cao, chi phí thấp nhất mà bạn có thể thực hiện trong sức khỏe tinh thần của mình.
Chỉ với hai hay vài phút mỗi ngày, bạn có thể giảm bớt lo lắng, tăng hạnh phúc và cải thiện khả năng tập trung. Nhiêu đó thôi là chưa đủ thuyết phục bạn lựa chọn sao?
+ Thuốc: Nếu hỏi 10 đứa trẻ, sẽ có 8 đứa không thích uống thuốc. Người lớn cũng vậy, không ai thích đụng đến thuốc. Đó là nói. Tôi xin nhắc lại đó chỉ là lời chóp lưỡi đầu môi mà thôi. Thực tế thì thế nào, tôi nghĩ con người thời đại này sống bằng thuốc và hóa chất nhiều hơn thức ăn họ tiêu hóa hằng ngày. Chúng ta nhiệt tình hưởng ứng phong trào sử dụng hàng "sạch" nhưng bản thân họ khi hỏi tiêu chuẩn "sạch" theo họ là gì thì chỉ tôi chỉ nhận được những câu trả lời chung chung, nếu không muốn nói là thiếu thuyết phục. "Thế nào là sạch" thì tôi xin hẹn trong một bài viết khác.
Với tôi, khi nghĩ đến hay nghe đến từ "Thuốc", tôi cho đó là dấu hiệu xấu. Một số ít dùng từ "thuốc" như là từ để diễn đạt với ngụ ý là phương cách để trị liệu. Dù là dùng hay hiểu thế nào thì đụng đến từ thuốc thì đã là không ổn rồi. Thế nên, tôi cũng sẽ tạm ngừng vấn đề này ở đây. Không ai thích nó, tôi cũng vậy. Thế thì việc gì chúng ta chứ nhắc đi nhắc lại cái điều khó ưa ấy mãi nhỉ? Còn tình trạng phải dùng đến nó thì phải chịu thôi. Tới đâu hay tới đó, chẳng ai đoan chắc được điều gì, kể cả khi tôi có là bác sĩ giỏi nhất thế giới hay Hoa Đà trong truyền thuyết.
Nền tảng triết học hay thần học lấy câu hỏi "Ta sống ở đời này để làm gì?", "chúng ta đến từ đâu?" rồi "chúng ta trở về đâu?" làm tiêu điểm để khám phá. Tôi không phải triết gia hay nhà tư tưởng. Tôi gói gém tất cả nhận thức đến thời điểm này và có thể đưa ra vài câu trả lời cho từng câu trả lời ấy. Có thể là tạm thời nhưng tôi tạm hài lòng cho đến khi tìm được chân lý sâu xa hơn. Đó là Hạnh phúc.
- Hạnh phúc đến từ đầu?
- Làm gì để có hạnh phúc?
Cụ thể hóa chút, hạnh phúc đôi khi là niềm vui, có khi là trải nghiệm, khi khác lại là chút thành tựu đạt được sau quá trình gian nan kiếm tìm và chinh phục.
Người thị thành hiếm khi hài lòng với thực trạng cuộc sống của mình. Trong khi người nông thôn, hay ở các nước được coi là kém phát triển lại có chỉ số hạnh phúc cao hơn như Buhtan.
Tôi vốn nghĩ hạnh phúc phải kiếm tìm. Nhưng giờ suy xét lại thì thấy có gì đó sai sai đâu đó. Trong khi hạnh phúc là thứ ngày ngày chúng ta thụ hưởng. Nói như vậy, cần hiểu và xem hạnh phúc như là thói quen thì đúng hơn.
Và thói quen đòi hỏi phải thực hành; không những một hay vài lần mà là liên lỉ suốt phần đời còn lại. Lời đề nghị là bạn cứ thử viết ra và thu thập một danh sách, trong đó bao gồm tất cả những gì bạn cần phải biết ơn. Và một danh sách khác những gì bạn không hề muốn. Đặt 2 danh sách đó trước mặt và bạn cảm nhận, liệu những gì bạn đã và đang có chẳng phải là tốt đẹp lắm sao.
Bài thực nghiệm đó tạo cho bạn cảm thấy tốt hơn và vững vàng hơn với những gì mình có, là hành trang bạn mang theo trên những chặng đường dài phía trước. Bạn chưa cần khởi động hay tìm kiếm động lực nào để "tự động viên" mà vẫn cảm thấy nguồn cảm hứng tất tận, tràn đầy sinh khí và muốn lao vào đời chinh phục những gì bạn muốn. Việc làm nhỏ, nhưng hiệu quả không sao đong đếm. Đây là lý do tôi đề nghị với bạn xem xét những thứ gọi là thói quen hàng ngày, nói đúng hơn, những thói quen làm cho bạn hạnh phúc hơn.
Chúng ta tiếp tục với khoản đầu tư thứ 2.
Tư duy tích cực, cảm xúc tích cực
Trạng thái của bạn là một trong những tài sản vô giá nhất của bạn. Nó không những ảnh hưởng từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, mà nó đúng hơn là một trong những yếu tố then chốt nhất quyết định số mệnh của một người. Nếu bạn quan tâm hay từng đọc tiểu sử những người thành công, vĩ nhân trong thiên hạ thì chắc bạn đều nhận ra, đằng sau sự thành công và tiếng tăm của họ luôn có bóng dáng của một tinh thần quật cường, lạc quan và không bao giờ bỏ cuộc. Họ không bị những thất bại đánh bại và vùi chôn tinh thần lẫn thể xác, nhưng họ đã biết biến chúng từ thảm họa của cảm xúc thành động lực thúc đẩy để phát dương quang đại khả năng và tầm vóc của mình. Nói thì dễ hơn là làm. Bởi chúng ta đều là những con người hèn mọn và yếu đuối. Nếu chúng ta không tự trau dồi và nuôi dưỡng những thói quen tốt, thì những sóng gió hàng ngày như lời đàm tiếu từ người khác cũng đủ khiến bạn quay cuồng, dẫn đến những quyết định sai lầm mà sau này rất có thể bạn sẽ hối hận vì quyết định đó.
Nếu bạn muốn tối ưu hóa tâm trí của mình, bạn cần phải đầu tư vào sức khỏe tinh thần của bạn. Không thể khác được. Là con người thì luôn tồn tại hai mặt: tinh thần và thể xác. Nếu chúng ta chuyên chú đầu tư vào một trong hai, hoặc đầu tư vào một thứ rồi trông mong điều thay đổi đến thứ còn lại thì quả là bạn đang nằm mơ giữa ban ngày. Bất kể điều gì bạn muốn, bạn phải ra sức để đạt lấy; cơ hội và may mắn không tự nhiên sinh ra, mà nó là thành quả phải đến, là kết quả và là phần thưởng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn.
Khi tôi còn bé, mỗi khi đi đường nhặt được 5.000 đồng thì tôi cho đó là may mắn, tôi vui lắm. Đến khi tôi lớn hơn, biết đi làm và kiếm được những khoản thù lao đầu tiên. Mặc dù lương của tôi là một khoản được định trước, nhưng hơn 2 năm tôi làm việc chưa có tháng nào tôi lãnh đúng với mức lương đã thỏa thuận. Có tháng cao, cũng không ít tháng thấp hơn. Những tháng tôi lãnh lương cao, người quản lý luôn cho tôi biết lý do vì sao tôi được lãnh nhận khoản thù lao đó. Tôi rất hài lòng vì những công sức mình đóng góp được ghi nhận và được trả xứng đáng. Tuy chẳng đáng gì so với người khác, nhưng tôi cảm thấy mình luôn được quan tâm, những việc mình nghĩ và làm được đánh giá bằng hiệu suất làm việc đúng với năng lực của tôi. Từ đó, tôi luôn nhận được những góp ý và chỉ dẫn để cải thiện các kỹ năng và hoàn thiện hơn.
"Không gì là không thể" - tôi thích câu nói ấy. Nó là một lời giản đơn nhưng khởi nguồn của mọi giới hạn từ bạn. Nó không phụ thuộc vào nền giáo dục bạn được dạy, các mối quan hệ bạn có, doanh nghiệp bạn sở hữu, mà điều cốt lõi nó được xây dựng là khả năng quản lý tâm lý của bạn. Không có kỹ năng này, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ khó khăn và bất lợi.
Câu chuyện lùm xùm gần đây của gia đinh "trùm cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung Nguyên Coffee cho chúng ta cách nhìn khác về tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý. Ông này vốn xuất thân trong một gia đình không mấy khá giả. Nhưng với khao khát thành công, ông đã thành công và hầu hết đạt thành những ý nguyện sơ khởi khi mới lập nghiệp. Ông là nguồn cảm hứng cho rất nhiều phong trào sáng tạo ở Việt Nam. Nhưng chính ông lại mắc kẹt với chính những vấn đề nội tại của mình. Thường xuyên bị Stress khiến ông đưa mình vào lối sống tiêu cực mà ông cho là giải pháp để bình ổn, quản trị lại cảm xúc của mình. Thật không may, ngay cả khi ông dấn thân vào Thiền định trường kỳ, thì sức khỏe tâm lý của ông càng khủng hoảng hơn. Các căn bệnh tâm lý liên lục quấy phá và chiếm ngự. Ông bị trầm cảm, quan hệ vợ chồng đứng trên bờ vực tan vỡ, gia sản chia tách,...
Câu chuyện của Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ là một trong rất rất nhiều những cảnh ngộ của người thành công có sức khỏe tâm lý không tốt. Bài học nhận ra là chúng ta đánh đổi quá nhiều để thành công. Khi chúng ta thành công cũng là lúc rất nhiều thứ không còn như xưa. Gia đình rơi vào vực thẳm của sự căng thẳng, con cái bị bỏ rơi ít được quan tâm chăm sóc; cả cái thành công chúng ta gầy dựng cũng điêu đứng. Cơ hội và may mắn không phải nó xảy đến thường xuyên và suốt đời cho ai đó. Nó chỉ là cú hích để bạn đi nhanh hơn trên con đường của mình. Dù bạn đi xe đạp, ngồi xe bus, xe máy hay oto, máy bay hay cả hỏa tiễn, thì hành trang trước hết của mọi người luôn là 2 thứ: một là tình trạng thể lý và sức khỏe tâm lý.
Hôm nay bạn có thể không có gì, nhưng chỉ cần hành trang của bạn đầy đủ, không có gì làm khó được bạn và ngăn trở bạn tận hưởng những gì đến với cuộc đời bạn. Nền tảng đó chúng ta được ban tặng và cho không. Bạn sẽ ngừng học hỏi và phát triển nếu hành trang đó không được quan tâm, đầu tư. Và những ngày tháng còn lại của bạn chỉ là những tháng ngày nhạt nhẽo, sống cho qua ngày với đôi gánh là trách nhiệm và nghĩa vụ. Điều đó thật đáng quan ngại!
Vì vậy, làm thế nào để bạn đầu tư vào sức khỏe tinh thần của bạn?
+ Điều trị: Theo cách nghĩ của tôi, không ai là hoàn toàn khỏe mạnh. Ai cũng có bệnh. Bệnh về thể lý, bệnh về tinh thần. Ngay cả khi chúng ta cho rằng mình không vấn đề gì với 2 loại bệnh đó thì chính cách bạn chuẩn đoán đó cũng đã là chứng bệnh cần liệu trị rồi. Hơn hết và tốt hơn hết là mỗi người nên "biết mình biết người", khiêm nhường với những gì mình có để còn nhìn ra những mảnh đời đâu đó kém may mắn hơn mình; và để nhìn lên để thấy ta chẳng bằng ai.
Tôi muốn nói "trị liệu" ở đây có 2 cách, một là tự điều trị và còn lại là nhờ đến chuyên gia.
Tự trị liệu là các biện pháp và thói quen để ổn định và gia tăng sức khỏe tâm lý. Tăng khả năng chống & đáp trả các cuộc công kích đến từ xúc cảm và ngoại cảnh, từ người khác. Nó bao gồm các hoạt động thể dục thể thao, suy nghĩ tích cực, sự cân bằng giữa công việc và giải trí, biết trân quý thân thể và có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, và quan trọng hơn hết đó là niềm tin và hy vọng. Khi bạn đánh mất niềm tin ở bản thân, bạn không thể đòi hỏi người khác đặt niềm tin ở bạn, và những gì tốt đẹp bạn có cũng trở nên vô nghĩa. Khi bạn mất hy vọng, bạn mất đi điểm tựa cuối cùng để tìm cho mình một lối đi, bạn sẽ sớm nhấn chìm mình bởi trước hết là những xúc cảm tồi tệ của mình, sau đó mới là hoàn cảnh bạn rơi vào.
Bất kỳ dấu hiệu quá khích, gay gắt nào của bạn đáp trả với những đồ vật hay người xung quanh, đó đều là những triệu chứng đáng để bạn soi xét, quyết định liệu mình có cần đến một chuyên gia hay không?
Dù là tự trị liệu hay phương pháp chuyên gia thì cũng cần sớm liệu-trị. Càng sớm càng tốt đưa sức khỏe tinh thần của bạn về mức ổn định. Đó là mối họa không ai muốn nhận nên thật ngu ngốc nếu ai đó xem thường và để mặc cho những cuộc công kích cảm xúc ấy mãi liên tục "dắt mũi" và chi phối đời sống của mình. Mỗi người cần một "chuyên gia", có thể là những người bạn, người thân hay một chuyên gia am hiểu và có chuyên môn thực thụ. Ông bà ta có câu: "Trong tối, ngoài sáng", ý nói rằng, những việc của mình thì rối rắm bế tắc, nhưng người ngoài thì họ thấy nhiều hơn và có cái nhìn sáng suốt hơn. Tất nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng đúng nhưng là những ý kiến đáng để chúng ta nghe và cân nhắc nặng-nhẹ đúng-sai. Hãy đảm bảo "chuyên gia" của bạn thực sự là người có hiểu biết, đức cao vọng trọng, có lịch sử trải nghiệm phong phú, ít nhất là với những gì bạn đang gặp phải chứ không phải là những chuyên gia kiếm ăn bằng 3 tấc lưỡi.
Bạn thấy đấy, Trị liệu là liệu có phải là một trong những khoản đầu tư đáng giá nhất mà bạn có thể thực hiện để đầu tư cho sức khỏe tinh thần của mình?
+ Thiền: Thiền là một trong những khoản đầu tư có lợi nhuận cao, chi phí thấp nhất mà bạn có thể thực hiện trong sức khỏe tinh thần của mình.
Chỉ với hai hay vài phút mỗi ngày, bạn có thể giảm bớt lo lắng, tăng hạnh phúc và cải thiện khả năng tập trung. Nhiêu đó thôi là chưa đủ thuyết phục bạn lựa chọn sao?
+ Thuốc: Nếu hỏi 10 đứa trẻ, sẽ có 8 đứa không thích uống thuốc. Người lớn cũng vậy, không ai thích đụng đến thuốc. Đó là nói. Tôi xin nhắc lại đó chỉ là lời chóp lưỡi đầu môi mà thôi. Thực tế thì thế nào, tôi nghĩ con người thời đại này sống bằng thuốc và hóa chất nhiều hơn thức ăn họ tiêu hóa hằng ngày. Chúng ta nhiệt tình hưởng ứng phong trào sử dụng hàng "sạch" nhưng bản thân họ khi hỏi tiêu chuẩn "sạch" theo họ là gì thì chỉ tôi chỉ nhận được những câu trả lời chung chung, nếu không muốn nói là thiếu thuyết phục. "Thế nào là sạch" thì tôi xin hẹn trong một bài viết khác.
Với tôi, khi nghĩ đến hay nghe đến từ "Thuốc", tôi cho đó là dấu hiệu xấu. Một số ít dùng từ "thuốc" như là từ để diễn đạt với ngụ ý là phương cách để trị liệu. Dù là dùng hay hiểu thế nào thì đụng đến từ thuốc thì đã là không ổn rồi. Thế nên, tôi cũng sẽ tạm ngừng vấn đề này ở đây. Không ai thích nó, tôi cũng vậy. Thế thì việc gì chúng ta chứ nhắc đi nhắc lại cái điều khó ưa ấy mãi nhỉ? Còn tình trạng phải dùng đến nó thì phải chịu thôi. Tới đâu hay tới đó, chẳng ai đoan chắc được điều gì, kể cả khi tôi có là bác sĩ giỏi nhất thế giới hay Hoa Đà trong truyền thuyết.
Hạnh phúc là một thói quen
Nền tảng triết học hay thần học lấy câu hỏi "Ta sống ở đời này để làm gì?", "chúng ta đến từ đâu?" rồi "chúng ta trở về đâu?" làm tiêu điểm để khám phá. Tôi không phải triết gia hay nhà tư tưởng. Tôi gói gém tất cả nhận thức đến thời điểm này và có thể đưa ra vài câu trả lời cho từng câu trả lời ấy. Có thể là tạm thời nhưng tôi tạm hài lòng cho đến khi tìm được chân lý sâu xa hơn. Đó là Hạnh phúc.
- Hạnh phúc đến từ đầu?
- Làm gì để có hạnh phúc?
Cụ thể hóa chút, hạnh phúc đôi khi là niềm vui, có khi là trải nghiệm, khi khác lại là chút thành tựu đạt được sau quá trình gian nan kiếm tìm và chinh phục.
Người thị thành hiếm khi hài lòng với thực trạng cuộc sống của mình. Trong khi người nông thôn, hay ở các nước được coi là kém phát triển lại có chỉ số hạnh phúc cao hơn như Buhtan.
Tôi vốn nghĩ hạnh phúc phải kiếm tìm. Nhưng giờ suy xét lại thì thấy có gì đó sai sai đâu đó. Trong khi hạnh phúc là thứ ngày ngày chúng ta thụ hưởng. Nói như vậy, cần hiểu và xem hạnh phúc như là thói quen thì đúng hơn.
Và thói quen đòi hỏi phải thực hành; không những một hay vài lần mà là liên lỉ suốt phần đời còn lại. Lời đề nghị là bạn cứ thử viết ra và thu thập một danh sách, trong đó bao gồm tất cả những gì bạn cần phải biết ơn. Và một danh sách khác những gì bạn không hề muốn. Đặt 2 danh sách đó trước mặt và bạn cảm nhận, liệu những gì bạn đã và đang có chẳng phải là tốt đẹp lắm sao.
Bài thực nghiệm đó tạo cho bạn cảm thấy tốt hơn và vững vàng hơn với những gì mình có, là hành trang bạn mang theo trên những chặng đường dài phía trước. Bạn chưa cần khởi động hay tìm kiếm động lực nào để "tự động viên" mà vẫn cảm thấy nguồn cảm hứng tất tận, tràn đầy sinh khí và muốn lao vào đời chinh phục những gì bạn muốn. Việc làm nhỏ, nhưng hiệu quả không sao đong đếm. Đây là lý do tôi đề nghị với bạn xem xét những thứ gọi là thói quen hàng ngày, nói đúng hơn, những thói quen làm cho bạn hạnh phúc hơn.
... Còn nữa, đón đọc phần 3...
Đăng nhận xét