Mình đang tham gia chương trình làm nhiệm vụ kiếm tiền trên VN Ngày Nay, mời bạn cùng tham gia trải nghiệm Tải VNay vừa đọc tin vừa có tiền nào

Thói quen 15-30 phút mỗi ngày làm cho bộ não của bạn khỏe mạnh, trẻ trung hơn và thông minh hơn

Trong cuốn sách, Blue Zones:Lessons for Living Longer From the People Who’ve Lived the Longest(Những bài học sống lâu hơn từ những người đã sống lâu nhất), tác giả Dan Buettner nêu chi tiết một số khoa học đáng kinh ngạc về cách sống lâu nhất có thể.

Một trong những thông tin chuyên sâu chính là liên tục tìm hiểu những điều mới mẻ và khác biệt. Bạn sẽ già đi rất nhanh nếu bạn ngừng học.

Sử dụng các kiểu học tập khác nhau


Theo lịch sử nghiên cứu về lý thuyết học tập, tất cả chúng ta đều có một phong cách học tập chủ đạo. Chúng ta cũng có một số kiểu học dự phòng mà chúng ta dựa vào khi đang ở trong một tình huống khó khăn. Và cũng có một số cách học tập mỗi người chúng ta bỏ bê và né tránh. Đây là những phong cách học tập kinh điển nhất:


  1. Tưởng tượng : Cách này thường được áp dụng khi cần phải đưa ra ý tưởng.
  2. Phản ánh : liên quan đến việc tìm hiểu về ý tưởng bạn đưa ra
  3. Phân tích : bao gồm tổng hợp những gì bạn đã học và lập kế hoạch chiến lược về những việc cần làm với những ý tưởng đó
  4. Quyết định : bao gồm việc đưa ra quyết định trong thời gian ngắn, cần một giải pháp tối ưu nhất, bạn sẽ phải đưa ra một ý tưởng khả thi nhất.
  5. Trình bày : Mô tả tốt nhất về ý tưởng, lập luận và đưa ra các luận chứng thuyết phục, khả thi.
  6. Trải nghiệm : liên quan đến việc học từ nhiều góc độ, cho dù đó là với những người khác, tạo ra điều gì đó, thất bại hoặc cố gắng hơn.


Tất cả chúng ta đều có những thời điểm trải nghiệm một trong những cách đó. Bạn càng trải nghiệm chúng thường xuyên, bộ não của bạn càng linh hoạt, giúp bạn đưa ra lựa chọn nhanh hơn, quyết định nhanh hơn.

Học, học nữa, học mãi.

Nếu bạn chỉ đọc sách, ngay cả khi bạn đang đọc về nhiều chủ đề, bộ não của bạn sẽ teo ở những khu vực nhất định, điều này sẽ làm bạn già đi nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là, chúng ta ít hiệu quả hơn nếu cứ chuyên chú vào một phong cách học tập. Học thuộc lòng là một ví dụ điển hình.

Chẳng ai thích học thuộc lòng, nó dường như là một hình phạt hơn là một phương pháp. Khi bạn bắt một đứa trẻ học thuộc lòng, ngay tức thì chúng sa sầm mặt mày, thay đổi sắc mặt và buông lỏng toàn thân và thốt lên "vâng!" một cách đầy miễn cưỡng cứ như mọi thứ đang sụp đổ đến nơi vậy. Nhìn thì buồn cười, nhưng hình ảnh đó khiến chúng ta cần cân nhắc lại cách giáo dục của mình. Ngay cả chúng ta cũng không ưa gì thì tại sao lại áp đặt lên con cháu chúng ta?

Chúng ta đều biết có rất nhiều phương pháp học tập hữu hiệu, vậy tại sao chúng ta thử một cách khác thay vì cứ khư khư cái phương pháp không đem lại kết quả tối ưu? Một phương pháp không gợi mở ra là một phương pháp đóng, phương pháp áp đặt, một phương pháp chết. Ngược lại, một phương pháp tốt giúp người học động não nhiều hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, và làm cho người học thông minh hơn. Phương pháp tốt cũng tạo cảm giác thoải mái khi học, không bị giới hạn hay ràng buộc phải thế này hay thế kia và phụ thuộc vào chủ quan người dạy học.


Vậy, làm thế nào để học ít nhưng hiệu quả hơn?

+ Dành 15-30 phút mỗi ngày Học một cái gì đó KHÁC NHAU… (Không hẳn vì ý thích, nhưng theo một cách say mê)

Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta từng thử rất nhiều thứ khác nhau. Đó là lúc não của chúng ta đang phát triển ở cả 2 bán cầu trái-phải. Tuy vậy, hầu hết mọi người ngừng cố gắng hay e ngại những điều mới mẻ khi họ trưởng thành. Thông thường, đó là thời điểm sau những vấp ngã đầu tiên. Thay vì nhanh chóng quên đi những thất bại, học lún sâu vào các xúc cảm xấu và sau đó trở lại với sự phòng thủ cao độ. Chúng ta e ngại mọi thứ, nhất là những thứ khủng khiếp từng trải qua. Tư tưởng bảo thủ xuất hiện và xâm lấn, chiếm ngự mọi nẻo đường thử thách nhưng đầy hứa hẹn phía trước. Các cơ hội lần lượt qua đi và chúng ta luẩn quẩn, lặp đi lặp lại cái vòng luẩn quẩn mà không biết ngày nào ở ngày mai sẽ khá hơn.

Nếu bạn muốn làm cho bộ não của mình khỏe mạnh hơn, linh hoạt hơn, chẳng có cách nào khác ngoài việc tiếp tục học hỏi - học hỏi những điều khác nhau.


a) Ngôn ngữ

Đây là một lời đề nghị tốt cho não bộ của bạn. Thử thách là không nhỏ nếu bạn chưa từng học thành công một ngôn ngữ thứ 2, ngoài tiếng mẹ đẻ của bạn. Sở dĩ chúng ta tốn rất nhiều thời gian học tiếng Anh nhưng không sử dụng được là vì những phương pháp không phù hợp. Học ngôn ngữ cũng như học cách thành công ở đời - Bạn phải tìm cho ra phương pháp của mình. Đó là phương pháp dẫn đưa bạn đến với những thành công nhanh nhất, bạn có thể cho đó là phương pháp phù hợp và tối ưu nhất(tạm thời) với khả năng của mình cho đến khi bạn tìm được phương pháp hay hơn và tối ưu hơn.

Không ai ép buộc bạn phải học thế này hay cách kia. Nhưng chính bạn mới là người quyết định và nên trải nghiệm tất cả những phương pháp mà bạn biết. Tìm ra một phương pháp tối ưu và áp dụng chúng thành thục mới thôi.

Ví dụ: dưới đây là một vài phương pháp bạn có thể sử dụng:


  • Sử dụng ứng dụng/ Apps
  • Sử dụng bản đồ tư duy
  • Xem phim bằng ngôn ngữ đó
  • Trò chuyện với những người nói ngôn ngữ đó
  • Nghe nhạc bằng ngôn ngữ đó
  • Viết nhật ký bằng ngôn ngữ đó
  • Nghiên cứu và ăn thức ăn từ nền văn hóa sử dụng ngôn ngữ đó.


Trải nghiệm càng phong phú càng tốt. Chỉ với 15-30 phút mỗi ngày áp dụng học một cái gì đó mới cũng sẽ làm cho não bộ của bạn làm việc, và tăng khả năng nhận thức của bạn theo nhiều cách.

b) Chơi Nhạc cụ

Một cuộc sống thú vị thì không thể nào thiếu những giai điệu. Hầu hết chúng ta đều yêu thích âm nhạc, nghe các giai điệu thì tại sao chúng ta không thể chơi một loại nhạc cụ mà mình ưa thích?

Thứ nhất, khoa học đưa ra rất nhiều minh chứng rằng các giai điệu tốt cho não bộ. Âm nhạc được sử dụng làm nền cho các bài tập thể dục, phát nền trong các công xưởng; âm nhạc không làm xao lãng nhân công mà ngược lại làm họ hăng say hơn, năng suất hơn.

Người chơi nhạc cụ thường có đời sống tinh thần phong phú hơn. Họ có nguồn ngôn từ phong phú và khả năng biểu đạt sâu sắc hơn. Đôi khi chúng ta tự hỏi, làm thế nào họ có thể làm điều đó? hay làm thế nào họ có thể nghĩ ra được điều đó?... Câu trả lời là ở não bộ của họ. Khi chơi nhạc cụ, cũng như họ đang chơi một trò chơi say mê không bao giờ biết chán. Não của họ luôn hoạt động mạnh mẽ và gợi mở... dần dần những điều đó trở thành thói quen lúc nào không hay.

Nói một cách khác, khi bạn nhìn những đứa trẻ say mê chơi các trò chơi điện tử, đôi lúc bạn thấy rất nhàm chán nhưng với chúng thì không. Tại sao? Nó thật vui! Câu trả lời chỉ có thế.

Nếu bạn có thể chơi trò chơi của bạn, tất cả sẽ dễ dàng hơn thay vì nghĩ là phải làm, bắt buộc phải đạt được. Bằng cách xem mọi thứ như một trò chơi, bạn có "nhiệm vụ" hoặc "mục tiêu" để hoàn thành. Điều này tôi học được khi tham gia chơi Võ lâm truyền kỳ II hay các Webgame nhập vai. Khi mới chơi, tôi say mê và bị lôi cuốn bởi các nhiệm vụ và vui sướng khi hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn. Dù nhân vật của tôi "cùi" cỡ nào, bị cho về thành dưỡng sức bao lần đi nữa tôi vẫn không vì thế mà thôi làm nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ và mục tiêu càng khó thì tôi càng khó mà "thoát" ra khỏi game. Và khi các nhiệm vụ và mục tiêu dễ dàng hoàn thành và chẳng cần tốn nhiều công sức để đạt được, tôi không còn ham thích như trước nữa và rất nhanh sau đó, tôi rời bỏ game và đi tìm một game khác.

Tôi chập chững làm quen với Tiêu khi tôi học lớp 7. Sau khi nắm nhạc lý và kỹ thuật thổi tôi dừng lại và chuyển sang tập chơi trống Jazz 2 năm sau đó. Vì lý do hộ khẩu, tôi bị buộc phải trở về quê nhà học cấp 3, và theo các Sour học Organ. Tuy nhiên, tôi không thích nhạc cụ này vì khi ấy tôi không đủ điều kiện để mua một cây đàn cho mình. Giờ thì tôi an phận với 2 loại nhạc cụ, thỉnh thoảng thấy bài gì hay đem Tiêu ra thổi, ức chế thì ngồi "dập" trống um sùm. Đôi lúc khùng khùng chơi giữa đêm bị hàng xóm than phiền, nhưng vẫn thấy vui vui.

Những thói quen 15-30 phút mỗi ngày tưởng chừng vô ích, nhưng chẳng biết từ bao giờ trong tôi hình thành nên ý niệm:" tôi thích knock-out càng nhiều bài học càng tốt.

Cũng giống như trong một trò chơi điện tử, thật vui khi thấy bạn có thể đi bao xa.

Não bộ của bạn thay đổi thế nào khi bạn học một cái gì đó mới?



Hai phương pháp tôi trình bày ở trên là phương pháp trong rất nhiều phương pháp rèn luyện não bộ của bạn. Tùy theo điều kiện, đặc thù công việc mà bạn đề nghị với mình những "trò chơi" khác nhau. Miễn là chúng đảm bảo được là khác nhau và được duy trì hàng ngày với 15-30 phút. Đừng để não của bạn nói với bạn rằng nó "chán lắm rồi" và bắt tâm trí bạn phát bệnh vì điều đó. 15-30 phút mỗi ngày đâu có là nhiều đến nỗi bạn phải thốt lên "bạn không có thời gian" để thực hiện chúng. Nếu bạn đúng là không có thời gian thì bạn nên xem lại, vì bạn là cỗ máy chứ không phải người nữa. Não bạn cũng chẳng thể nào chịu nổi với cường độ làm việc kiểu ấy. Hai khái niệm "sống để làm việc" hay "làm việc để sống" cần bạn phân biệt rõ ràng đấy!

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học về não, các nghiên cứu về cách thức hoạt động và cách tối đa hóa các trải nghiệm. Đây là một vài điều tâm đắc tôi rút ra ở các nghiên cứu đó:

- Thứ nhất, học tập là quá trình liên quan đến khả năng nhận biết, am hiểu và trí nhớ. Những người có não bộ tốt có thể phát triển trí nhớ gần như chụp ảnh. Chúng ta không bàn về những cá nhân xuất chúng và có khả năng dị biệt đó. Điều chúng ta cần là tìm hiểu quá trình để trả lời cho nghi vấn "họ làm thế nào?" Liệu khả năng đó mỗi người có thể tự phát triển hay không? Câu trả lời là Có - Nếu bạn có phương pháp.

- Thứ hai, tất cả những thành công đều bắt đầu bằng sự tự tin. Bạn càng "giành được thành công" và tiếp tục thành công, bạn càng tự tin - sự tự tin của bạn không ngừng gia tăng.

- Thứ ba, khi bạn thành công trong lĩnh vực hay công việc của bạn, nó dẫn theo những bước đột phá sáng tạo trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đã phát triển sự thành thạo và chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Khi bạn học một chủ đề mới theo phong cách học tập hoàn toàn mới, bạn sẽ tạo ra tất cả các loại kết nối độc đáo trong bộ não của bạn liên quan đến chuyên môn của bạn. Điều này được gọi là "học phi tuyến tính" hoặc "học tập gián tiếp", và nó có lẽ là công cụ học tập hiệu quả nhất. Albert Einstein, The Beatles và một số nhà sáng tạo và nghệ sĩ giỏi nhất đã có những đột phá lớn nhất theo cách gián tiếp và phi tuyến tính.


Cách tối đa hóa trải nghiệm của bạn


Nếu bạn thực sự muốn rèn luyện trí não, đây là một số điều bạn có thể làm:


  • Hàng ngày, học một cái gì đó hoàn toàn khác (nó có thể là một nhạc cụ hay một ngôn ngữ, nhưng nó cũng có thể là thứ khác ... như nấu ăn, du lịch, nói trước công chúng… bất cứ điều gì bạn muốn)
  • Dù nó chỉ để cho vui
  • Game hóa các quá trình càng nhiều càng tốt - Biến nó thành một trò chơi mang tính ganh đua với bạn bè, đồng nghiệp,...
  • Dành 15-30 phút, suy nghĩ về những điều bạn tâm đắc từ bài viết này (Nó cụ thể và nhanh chóng gia tăng khả năng hoạt động của não, nó tốt hơn là bạn đắm mình để các hình ảnh từ Tivi hay phim chi phối.)
  • Mỗi tuần một lần hoặc hai lần khi bạn có thời gian, hãy làm một buổi tập 15-30 phút thiền định hoặc tập trung sâu làm việc gì đó. Trong thời gian tập trung sâu, hãy dành thời gian tập thể dục 5 phút sau mỗi 30 phút ... như chạy bộ xung quanh nhà bạn và thực hiện 20-50 lần bật nhảy.
  • Uống nhiều nước
  • Nếu bạn thích đọc báo hay tạp chí, đừng mải đọc nhưng tập ghi chú và chú thích, kể cả những ý tưởng sáng tạo nảy sinh có liên quan hoặc không liên quan đến chuyên môn cốt lõi của bạn.
  • Cho phép bản thân "mơ mộng" một chút về không gian lý tưởng để bạn thực hiện những việc này. Bây giờ bạn là một người lớn, bạn có thể suy nghĩ và tiếp cận điều này khác với khi bạn còn nhỏ. Ví dụ khi bạn đọc một bài viết dài, bạn nghĩ rằng bạn sẽ tập trung và đỡ nhàm chán hơn nếu bạn mở một bản nhạc nền nào đó. Hoặc khi bạn đọc bài viết này, nếu là bạn có thể bạn sẽ trình bày theo một kiểu khác giúp người đọc tiếp thu thông tin tốt hơn; hoặc bạn sẽ thay đổi cái Font chữ, màu sắc trang web hợp lý hơn,... vân vân và vân vân...


Nói cách khác, những ý tưởng và sáng tạo luôn đằng sau những câu hỏi vì sao. Vì sao thế này mà không phải là thế kia? Vì sao? Vì sao? và tiếp tục Vì sao? Những câu hỏi như vậy sẽ kích thích não và các hành vi cụ thể từ bạn. Từ những câu hỏi, chúng thôi thúc bạn đi tìm lời giải đáp. Sau mỗi lời giải đáp, bạn và não của bạn lại có thêm những trải nghiệm, nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý giá. Những điều đó tưởng chừng giản đơn, nhưng dần dần nó hình thành nên thói quen tư duy trong bạn. Và điều hơn hết là, dù bạn ở đâu, làm gì thì bạn luôn để ngỏ cho mình những cơ hội vô tận để học hỏi. Điều bạn cần là biến những suy nghĩ đó thành hành động và thành tự cụ thể để giữ cho bản thân tiếp tục, để làm cho quá trình đó trở nên thú vị (không phải dễ dàng đạt được nhưng đủ khó để lôi cuốn và thách thức ý chí và đánh thức tiềm năng trong bạn), để xây dựng và củng cố sự tự tin của bạn và làm cho cuộc sống của bạn trở nên thú vị, phong phú và đa sắc màu hơn.

Bạn có thể


Khi bạn học những điều mới, bạn đang thay đổi chính bạn. Thay đổi là điều lành mạnh nhất bạn có thể làm.

Bạn không thể có hy vọng cho tương lai của bạn nếu bạn không tin rằng bạn có thể thay đổi.

Bạn càng thay đổi và bạn càng học cách biến đổi theo hướng tích cực và có chủ ý, bạn càng hy vọng nhiều hơn cho tương lai của mình.

Hy vọng là một EXPECTATION mạnh mẽ và tích cực ... không chỉ là mong muốn.

Vì vậy, khi bạn dành 15-30 phút mỗi ngày, tập trung hoàn toàn vào việc kích hoạt các khu vực khác nhau của bộ não, bạn tự chữa bệnh và làm cho bản thân trẻ hơn. Bạn cũng truyền đạt mức độ hy vọng vào tương lai của bạn.

Không chỉ vậy, khi bạn nâng cao các lĩnh vực của cuộc sống của bạn, nơi bạn đã phát triển sự thành thạo sâu sắc. Bạn có thể trải nghiệm lại mức độ cao và khiêm nhường của người mới bắt đầu. Bạn có một cái nhìn mới về bản thân và thế giới theo cách hoàn toàn mới. Các nhà hiền triết và bậc thông thái, khôn ngoan đều như vậy.

Nó kéo bạn ra từ sự lười biếng và sự thờ ơ vốn đã là thói quen. Nó gợi mở cho bạn nhìn thấy các góc cạnh khác của cuộc sống của bạn với đôi mắt rộng mở và cái nhìn thấu hiểu. Điều này thay đổi mọi thứ.

Khi bạn thay đổi cách bạn nhìn thấy mọi thứ, những thứ bạn thấy thay đổi.

Bạn sẽ bắt đầu truyền tải hy vọng và niềm tin đến những người thân yêu của bạn.

Nói một cách đơn giản, khi bạn thay đổi nhận thức, bạn biến đổi môi trường, tâm lý học và sinh học của bạn. Bạn thay đổi bản thân và bạn thay đổi người khác - bởi vì bạn tương tác với họ bằng nhiều cách khác nhau.

Bạn trở nên yêu thương và quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ của bạn. Bởi vì hy vọng và sự tự tin của bạn đã sâu sắc hơn, bạn trở thành một chiếc tàu mạnh mẽ hơn để truyền cảm hứng, hy vọng và biến đổi người khác.

Bạn yêu gia đình và bạn bè nhiều hơn. Bạn thấy chúng theo nhiều cách khác nhau. Bạn nhận thấy những điều nhỏ nhặt. Bạn đánh giá cao những điều nhỏ nhặt đó. Bạn cảm ơn họ và thừa nhận họ vì những điều nhỏ nhặt đó.

Bạn cười nhiều hơn - bởi vì bạn đang học, thay đổi, truyền cảm hứng và nhiều hơn nữa.

Trí tưởng tượng của bạn bắt đầu cất cánh, và bạn loại bỏ các mô hình suy nghĩ hạn chế. Một lần nữa, việc học phi tuyến là nhìn thấy mọi thứ từ những quan điểm hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, bằng cách thực hành, chơi và thử thách bản thân theo những cách mới, bạn bắt đầu nhận được thông tin chi tiết để cải thiện các phương pháp hiện tại mà bạn đang thực hiện trong công việc của mình và trong các lĩnh vực khác.

Nói một cách đơn giản, nếu bạn không làm điều này, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều.

Nếu bạn thấy có ích, hãy bắt đầu bằng việc chia sẻ bài viết này. Bằng cách gởi đi những điều có ích, bạn đang gởi đi những thông điệp và cảm hứng cho những người xung quanh và cho chính bạn...

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Tắt JavascriptVui lòng bật Javascript để xem tất cả tiện ích con