Mình đang tham gia chương trình làm nhiệm vụ kiếm tiền trên VN Ngày Nay, mời bạn cùng tham gia trải nghiệm Tải VNay vừa đọc tin vừa có tiền nào

Đừng vội buồn khi thất bại vì ngay cả người thông minh nhất cũng mắc phải 8 sai lầm ngớ ngẩn này

Những người thông minh nhất cũng không tránh khỏi mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là bạn biết đứng dậy và sửa sai.

Dù bạn có thông minh, xuất chúng tới đâu thì cũng đừng vội vỗ ngực tự hào “Ta đây giỏi nhất” bởi vì đến cả những người khôn ngoan nhất, giỏi giang nhất cũng không tránh khỏi mắc phải những lỗi lầm ngớ ngẩn đến khó tin.
Dưới đây là 8 sai lầm mà những người thông minh hay mắc phải và cách để khắc phục chúng.
1. Họ nhầm tưởng rằng cứ bận rộn là làm việc có hiệu suất
1_wpEY-j2hkautTkoij12aWw
Có một câu nói nổi tiếng về phương pháp làm việc: “Hãy làm việc thông minh hơn thay vì chăm chỉ hơn”. Nhưng bạn hãy thử nhìn xung quanh bản thân xem, bạn sẽ thấy nhiều người bận rộn nhưng không có mấy người làm việc hiệu quả.
Những người bận rộn lúc nào cũng vội vàng, dường như họ sợ muộn cái gì đó. Trong đầu họ chỉ nhớ đến công việc, hội thảo, họp hành,… Họ gần như không còn thời gian cho tụ họp gia đình và hiếm khi ngủ đủ giấc. Thế nhưng những e-mail công việc vẫn liên tục xuất hiện trên điện thoại của họ như đạn bắn và kế hoạch làm việc của họ lúc nào cũng kẹt cứng những công việc bắt buộc.
Kế hoạch làm việc đầy bận rộn mang lại cho họ cảm giác rằng những công việc đó rất quan trọng. Nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng. Họ không thấy rằng họ đang kẹt trong vòng luẩn quẩn “rối như tơ vò”.
Giải pháp: Hãy chậm lại. Hít thở sâu. Xem xét lại thật kĩ những công việc ưu tiên của bản thân. Dành thời gian cần thiết để thực hiện từng công việc một. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Luôn luôn dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi bên gia đình hay cho sở thích cá nhân.
2. Họ bỏ thời gian vô ích để đuổi theo những thành tựu trống rỗng
Việc phát triển bản thân là điều rất tốt và là một thành tựu đáng có. Nhưng chỉ khi việc đó mang lại kết quả thực sự.
Con người hiện đại, đặc biệt là giới trẻ đang bị cuốn vào một “trò chơi thành tựu”, đặc biệt trong thời đại của Internet và mạng xã hội. Với Facebook, đó có thể là số lượng người kết bạn. Với Twitter, Instagram là lượng người theo dõi. YouTube là lượng lượt xem và đăng kí. Trò chơi trực tuyến là những món đồ, những nhân vật hiếm hay đắt tiền. Những con số này được rất nhiều người coi là những “thành tựu” mà họ đạt được và họ thâm chí còn bị ám ảnh bởi những con số đó. Họ quên đi mục đích ban đầu họ sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ đó và đơn giản trở thành “nô lệ” cho chính những thứ họ coi là “thành tựu”. Thế nhưng những thứ đó không mang lại được bất cứ ý nghĩa hay lợi ích thiết thực nào cho cuộc sống và công việc thật sự của họ.
Đây chính là lý do bạn luôn luôn phải tự ý thực được bản thân đang làm gì và vì lý do gì mình làm công việc đó.
Giải pháp: Hãy luôn tự hỏi bản thân với một công việc: Việc này có thể tạo ra thay đổi tích cực cho bản thân hay cho người khác không? Việc này có phải là điều cần thiết để thực hiện một mục tiêu thực tế? Liệu bản thân mình đang làm việc này chỉ vì mình thích, vì công việc này nhàn nhã, dễ dàng hay nó mang lại lợi ích gì khác?
3. Họ nắm rõ lý thuyết nhưng không bao giờ chịu hành động
worry-and-motivation
Có một sự thật buồn là rất ít người có thể đạt được thành công mà họ hằng mong ước. Lý do cho điều này chỉ có một: Họ chưa bao giờ chịu hành động!
Việc thu thập kiến thức chỉ là một phần rất nhỏ trong việc phát triển bản thân. Bạn chỉ thực sự phát triển bản thân khi bạn áp dụng những kiến thức mình có vào công việc, vào cuộc sống hàng ngày. Rất nhiều người sống trong một màn sương mù, trong những ảo mộng của họ mà không hề nhận ra rằng họ đang thả trôi cuộc đời của chính họ cho dòng đời và những ước mơ của họ sẽ không bao giờ thành sự thật chỉ vì họ không chịu bắt tay vào xây dựng những ước mơ đó.
Việc bạn có bao nhiêu bằng cấp, IQ cao hay thấp không hề quan trọng nếu bạn không chịu di chuyển, không có hành động cụ thể mỗi khi gặp chướng ngại vật trên đường đời. Kiến thức và trí thông minh cũng chỉ là những thứ vô dụng nếu không được biến thành hành động cụ thể.
Giải pháp: Hành động chính là cánh cửa mở ra vô vàn khả năng giúp bạn tiến tới gần thành công hơn. Những kiến thức mà bạn có là phương tiện, và bạn là người quyết định có muốn dùng phương tiện đó đi tới thành công hay không.
4. Họ nhìn vào không đúng thứ để theo dõi những tiến bộ của bản thân
Bạn không bao giờ có thể kiểm soát những thứ bạn không thể đo đạc tính toán, và những thứ bạn đo đạc tính toán được mới giúp bạn xác định được định hướng cho tương lai. Nếu bạn theo dõi những điều sai, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội xuất hiện xung quanh bạn.
Vì dụ, nếu bạn đảm nhiệm việc quản lý một doanh nghiệp, liệu bạn có quan tâm tới việc còn bao nhiêu giấy, bao nhiêu bút, bao nhiêu kẹp tài liệu còn lại trong văn phòng? Tất nhiên là không! Những thứ đó không quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Giấy, bút hay kẹp tài liệu không ảnh hưởng gì đến doanh thu hay mức độ hài lòng của khách hàng hay tăng trưởng của thị trường.
Giải pháp: Hướng đi đúng sẽ là xác định chính xác muc tiêu lớn nhất của bạn là gì và theo dõi những yếu tố liên quan trực tiếp tới việc hoàn thành mục tiêu đó. Hãy lập một danh sách cụ thể và theo dõi biến động của các yếu tố đó cùng với nguyên nhân và giải pháp để duy trì hoặc cải thiện tiến độ.
5. Họ bị ám ảnh với việc phải làm mọi thứ hoàn hảo
perfectionism11
Rất nhiều người trong số chúng ta là những người cầu toàn. Chúng ta đặt tiêu chuẩn cao và chỉ tiến lên khi có sự chắc chắn. Chúng ta dành ra một khoảng thời gian và công sức khổng lồ cho công việc hay đam mê của bản thân nhằm giữ được những tiêu chuẩn cá nhân. Chính sự cầu toàn đó trở thành động lực khiến chúng ta nỗ lực nhiều hơn nữa, không bao giờ ngừng, không bao giờ chùn bước để có được thành công. Nhưng rất nhiều khi chúng ta bị phân tâm chính bởi sự cầu toàn này.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta cầu toàn quá mức?
Chúng ta trở nên mất động lực và mất bình tĩnh khi chúng ta không thể giữ được tiêu chuẩn “ngất ngưởng” do chính chúng ta đặt ra. Điều này khiến chúng ta cảm thấy miễn cưỡng mỗi khi phải vượt qua một thử thách mới hay chỉ đơn giản là hoàn thành nốt những công việc đang dang dở. Chính vì tập trung quá nhiều vào chỉnh sửa mọi thứ theo chuẩn mực của bản thân m dù không cần thiết, chúng ta vô tình đã tạo nên dồn ứ trong công việc, quá tải áp lực và kết quả kém mong đợi.
Giải pháp: Thế giới thực không phải là nơi dành cho những người quá ưa hoàn hảo. Chỉ những người hoàn thành công việc và biết hài lòng với những kết quả đã đạt được dù có không như mong muốn hay những tiêu chuẩn đã đặt ra. Hãy luôn nhớ rằng những điều hoàn hảo chỉ có trên lý thuyết và cuộc sống thực sự luôn luôn có những khiếm khuyết riêng.
6. Họ chỉ dám nắm lấy cơ hội khi họ đã sẵn sàng 100%
Rất nhiều người thông minh lại không có được thành công, không phải vì họ không chịu hành động mà vì họ nghĩ mình vẫn chưa thực sự sẵn sàng. Họ nghĩ rằng bản thân vẫn còn cần rất nhiều kiến thức, nhiều kĩ năng và kinh nghiệm hơn nữa. Chính lối suy nghĩ này khiến rất nhiều người dậm chân tại chỗ, những kiến thức, kĩ năng của họ bị lụi tàn dần.
Sự thật là không có một ai thực sự 100% sẵn sàng khi đón nhận một cơ hội nào đó. Sẽ luôn luôn có những điều không lường trước được có thể xảy ra. Những điều bộc phát đó đẩy bạn ra khỏi vùng thoải mái, buộc bạn phải thích nghi và ứng biến nhanh nếu không muốn mất đi cơ hội đó. Chính những điều bộc phát đó mới làm nên giá trị của cơ hội, giúp bạn không chỉ bước thêm một bước tới gần hơn với thành công mà còn cho bạn những kinh nghiệm và phản xạ vô giá, làm nền tảng cho những bước tiếp theo, những cơ hội tiếp theo.
Giải pháp: Hãy luôn nhớ rằng những cơ hội để phát triển bản thân xuất hiện và biến mất hàng ngày xung quanh bạn. Nếu bạn muốn tạo nên thay đổi tích cực cho bản thân, bạn phải nắm lấy ngay những cơ hội đó, cho dù bạn cảm giác rằng bạn chưa sẵn sàng 100%.
7. Họ nhấn chìm bản thân trong hàng tỉ lựa chọn
choices-4
Thế kỉ 21 là kỉ nguyên của thông tin, mọi thứ đều di chuyển với tốc độ chóng mặt. Với thông tin từ khắp mọi nơi trên thế giới ngay trong tầm tay, chúng ta có hàng loạt sự lựa chọn trong cuộc sống và sự nghiệp. Thế nhưng có một sự thật đáng buồn là quá nhiều chọn lựa sẽ dẫn tới thiếu quyết đoán, mơ hồ và đình trệ.
Nhiều bài nghiên cứu thị trường đã chỉ ra rằng người tiêu dùng càng có nhiều sản phẩm để chọn lựa thì họ càng ít chọn những sản phẩm họ từng hay mua hơn. Suy cho cùng, việc chọn một giữa ba sản phẩm vẫn dễ dàng hơn là chọn một giữa hàng trăm sản phẩm. Nếu việc chọn lựa quá khó khăn, đa phần mọi người thường bỏ cuộc.
Tương tự như vậy, nếu bạn để mình chìm đắm trong quá nhiều lựa chọn, tiềm thức của bạn sẽ tự động bỏ cuộc và bạn sẽ mãi kẹt ở ngã tư đường.
Giải pháp: Nếu bạn phải ra quyết định về một điều gì đó trong công việc hãy trong cuộc sống, hay sàng lọc những sự lựa chọn bạn có để lấy ra những lựa chọn khả thi nhất. Thay vì lọc tiếp, hãy thử từng lựa chọn một, bắt đầu với lựa chọn bạn cảm thấy sẽ thành công nhất. Nếu không có hiệu quả, hãy chuyển sang lựa chọn tiếp theo. Luôn luôn có chỗ cho việc thử và thất bại, vì đó chính là cách mà những điều vĩ đại được tạo nên.
8. Họ thiếu cân bằng trong cuộc sống
Đây chính là vấn đề số 1 của cuộc sống hiện đại. Con người ai cũng muốn có hạnh phúc, có thành công, có được sự công nhận từ xã hội, thế nhưng để có những điều đó, họ buộc đánh đổi bằng những thứ cũng giá trị không kém. Và đáng buồn thay, phần lớn chúng ta không có được sự cân bằng giữa những điều được và mất.
Hãy lấy ví dụ với hai người. Người thứ nhất là một nữ doanh nhân rất thành đạt, có nhiều tài sản và kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng cô ấy lại bị trầm cảm, luôn cảm thấy mệt mỏi và cô đơn và quên mất cả những nhu cầu cá nhân. Người thứ hai là một anh chàng dân lướt sóng sống rất tự do, ngày lướt sóng, tối ngủ trong xe và kiếm sống bằng cách xin tiền khách du lịch. Cuộc sống của hai người này, xét theo một khía cạnh nào đó, đều có những điều mà chúng ta hằng mong ước: tiền bạc, thành công và tự do, đam mê. Thế nhưng họ không hề có sự cân bằng và vì vậy họ không có niềm hạnh phúc đúng nghĩa.
Giải pháp: Khi công việc của bạn (hay cuộc sống gia đình, đời sống xã hội,…) đầy những bận rộn và bạn thấy mình đang phải dồn hết năng lượng vào những việc đó, bạn sẽ thấy mình thiếu cân bằng. Hãy phân chia thời gian cho công việc của mỗi mảng trong cuộc và đừng vì một lý do gì lấy đi thời gian của bất cứ việc gì. Một khi bạn có sự cân bằng, bạn sẽ thấy mọi việc trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều.
Hồng Ngọc

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

{facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google-plus#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Tắt JavascriptVui lòng bật Javascript để xem tất cả tiện ích con