Trong khi các triết gia thời kỳ đầu tập trung vào việc mô tả chất liệu cơ bản cấu tạo nên mọi sự vật, thì Heraclitus lại hướng sự chú ý tới một vấn đề mới, vấn đề thay đổi. Ý niệm chính của ông là “mọi vật đều ở trong dòng chảy,” và ông diễn tả khái niệm về sự thay đổi không ngừng này bằng câu nói “bạn không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông.” Dòng sông thay đổi bởi vì “luôn ljaôn có dòng nước mới chảy qua người bạn.”
Heraclitus cho rằng khái niệm về dòng chảy này không chỉ áp dụng cho các dòng sông, mà còn cho mọi sự vật, kể cả cho linh hồn con người. Sông và người cho thấy sự kiện kỳ lạ là chúng biến đổi khác đi nhưng đồng thời vẫn luôn luôn còn là chúng. Chúng ta quay lại với “cùng một” dòng sông mặc dù nước của dòng sông đó đã hoàn toàn là nước mới, và một đứa trẻ khi trở thành người lớn vẫn chỉ là cùng một con người 'ấy'.
Sự vật thay đổi và mang nhiều hình thức khác nhau, nhưng chúng vẫn duy trì một cái gì đó để vẫn tiếp tục là cùng một vật trong suốt dòng chảy thay đổi. Giữa nhiều hình thái khác nhau này và cái yếu tố duy nhất liên tục, giữạ cái nhiều và cái một, Heraclitus nói phải có rnột sự thống nhất cơ bản nào đó.
Nhà quí tộc thành Ephesus này đã khai triển ttiết học mới mẻ và có ảnh hưởng của mình vào khoảng những liặm 504-501 trước C.N., bằng cách mô tả quá trình thay đổi như là một sự thông nhất trong đa dạng, và ông làm việc này với một trí óc tưởng tượng của bậc thiên tài khiến cho một số ý niệm của ông tuy có vẻ viển vông, nhưng phần lớn những gì ông nói đều tìm được chỗ đứng quan trọng trong các nền triết học sau này của Plato và phái Khắc kỷ, cũng như sẽ được Hegel và Nietzsche thán phục sâu xa.
Để mô tả thay đổi như là sự thông nhất trong đa dạng, Heraclitus giá thiết rằng phải có cái gì đó thay đổi, vã ông lý luận rằng cái đó chính là lửa. Nhưng ông không chỉ đơn giản thay thế nguyên tố lửa cho nước của Thales hay khí của Anaximenes. Điều khiến cho Heraclitus coi lửa là nguyên tô' cơ bản trong sự vật chính là vì cách biểu hiện của lửa gợi ý cho chúng ta thấy quá trình thay đổi xảy ra như thế nào.. Lửa đồng thời vừa là một khiếm khuyết vừa là một thặng dư; nó luôn luôn phải được nuôi dưỡng nhưng đồng thời nó không ngừng cho đi một cái gì hoặc dưới dạng nhiệt, khói, hay tro. Lửa vì thế Ịà một quá trình biến đổi, trong đó cái được đưa vào để nuôi nó sẽ được biến đổi thành một cái gì khác.
Theo Heraclitus, nếu chỉ nói một nguyên tố cơ bản nào đó như nước chẳng hạn là bản chất cơ bản của thực tại thì chưa đủ, vì như thế vẫn chưa trả lời cho câu hỏi làm sao chất liệu cơ bản này có thể biến đổi thành những dạng (hình thức) khác nhau. Cho nên khi Heraclitus cho lửa là thực tại cơ bản, không những ông chỉ xác định cái gì đó thay đổi, mà còn nghĩ rằng ông đã khám phá ra nguyên lý của chính sự thay đổi. Khi Heraclitus nói rằng mọi vật là một dòng chảy liên tục, ông ngụ ý rằng vũ trụ là một ngọn “Lửa-sống-vĩnh-hằng” mặ chuyển động thường xuyên của nó được đảm bảo bởi “những (lượng) nhen nhóm và những (lượng) tiêu tán. ”
Những độ (lượng) này theo Heraclitus là một loại cân bằng giữa cái nhen nhóm và cái tiêu tán từ lửa, và ông mô tả sự cân bằng này theo kiểu trao đổi tài chính, khi nói rằrig “mọi vật là một sự trao đổi để lấy lửa, và lửa để lây mọi vật, giông như trao đổi hàng hóa lâ'y vàng và vàng lấy hàng hóa.” Bằng lối cắt nghĩa kiểu này, Heraclitus muốn nhấn mạnh rằng không có gì thực sự bị mất đi trong bản chất của sự vật. Nếu vàng được đổi lấy hàng hóa, thì cả vàng và hàng hóa đều vẫn tiếp tục tồn tại, mặc dù giờ đây chúng ở trong các tay chủ khác nhau. Cũng tương tự như thế, mọi vật tiếp tục tồn tại mặc dù chúng trao đổi hình dạng của chúng từng lúc.
Có một sự ổn định trong vũ trụ nhờ quá trình thay đổi hay dòng chây có trật tự và cân bằng này, cùng một “độ” thoát ra giống như đi vào, như thể thực tại là một ngọn lửa khổng lồ hấp thu và nhả ra những lượng bằng nhau, trong khi duy trì mọi lúc một khối lượng sự vật đều đặn trong vũ trụ. Khối lượng sự vật này bao gồm vô số' các sự vật đa dạng nhất, nhiủig mọi vật đều chỉ là những dạng khác nhau của lửa. Dòng chảy và thay đổi gồm những chuyển động của lửa mà Heraclitus gọi là những “đường đi lên và đi xuống.” Đường đi xuống của lửa cất nghĩa sự xuất hiện của các sự vật mà chúng ta cảm nghiệm được, khiến cho khi lửa tích tụ lại, nó trở thành khí ẩm và khí ẩm này ở trong điều kiện áp suất gia tăng sẽ trở thành nước, và đến lượt nước khi “đông giá” sẽ trở thành đất. Trên đường đi lên của lửa, quá trình này xảy ra ngược lại, đất được biến đổi thành nước và từ nước này phát sinh các hình thức sự sống. Không có gì bị mất đi trong quá trình biến đổi này, vì theo lời Heraclitus, “lửa sống cái chết của đất, và khí sống cái chết của lửa; nước sống cái chết của khí, đất sống cái chết của nước.”
Với sự mô tả này về sự biến đổi liên tục của mọi sự vật trong lửa, Heraclitus nghĩ rằng mình đã giải thích được những điều eơ bản của sự duy nhất giữa cái chất liệu cơ bản duy nhất (cái một) và các sự vật đa dạng (cái nhiều) trong vũ trụ. Nhưng còn có một ý niệm quan trọng khác được Heraclitus thêm vào cho quan niệm về Lửa của ông, đó là ý niệm về lý trí (còn gọi là lý tính) như là qui luật phổ quát.
Quá trình thay đổi không phải một chuyển động ngẫu nhiên mà là sản phẩm của lý trí phổ quát (logos) của Thượng đế. Ý niệm về lý trí này phát xuất từ xác tín tôn giáo cảa Heraclitus rằng sự vật có thực nhất trong mọi sự vật chính là ỉinh hồn, và thuộc tính đặc trưng và quan trọng nhất của linh hồn là sự khôn ngoan hay tư duy. Nhưng khi Heraclitus nói về Thượng đế và linh hồn, ông không nghĩ tới các thực thể có bản ngã biệt lập. Theo ông chỉ có một thực tại cơ bản duy nhất, đó là lửa, và chính cái thực thể vật chất này, lửa, mà Heraclitus gọi lằ Thượng đế.
Tất nhiên Heraclitus là một nhà tư tưởng phiếm thần, vì theo ông mọi sự đều là lửa. Linh hồn con người là một phần của Thượng đế, vì Thượng đế ở trong mọi sự vật. Và vì thuộc tính qụan trọng nhất của Thượng đế là sự khôn ngoan, nên sự khôn ngoan hay tư duy cũng là hoạt động chính yếu của con người. Nhưng các sự vật vô tri vô giác cũng hàm chứạ nguyên lý của lý trí, vì chúng cũng thấm nhuần yếu tô' lửa. Vì Thượng đế là lý trí và Thượng đế là cái một, thâm nhập mọi sự, nên Heraclitus tin rằng Thượng đế là lý trí phổ quát duy trì sự thống nhất trong mọi sự vật và sai khiến mọi 5JJT vật chuyển động và thay đổi phù hợp với tư tưởng hay các nguyên lý, và các nguyên lý và tư tưởng này tạo nên bản chất của qui luật. Vì Thượng đế là lý trí nên ngài là qui luật phổ quát nội tại trong mọi sự vật. Mọi người được dự phần vào qui luật phổ quát này theo mức độ họ có Thượng đế hay lửa trong các bản chất riềng của họ và vì thế họ có khả năng tư duy.
Xét về mặt lô gíc, lốì cắt nghĩa này về bản chất lý trí của chúng ta có nghĩa là mọi tư duy của chúng ta đều là những tư duy của Thượng đế, vì có một sự thông nhất giữa cái một và cái nhiều, giữa Thượng đế và loài người. Tất cả chúng ta phải chia sẻ cùng một kho nhận thức chung vì íất cả chúng ta có mối tương quan giống nhau với Thượng đế, cũng như khi xét đến một khía cạnh khác của vũ trụ, mọi hòn đá đều chia sẻ phần Lý trí của Thượng đế khiến cho mọi hòn đá đều tuân theo “định luật” vạn vật hấp dẫn. Nhưng con người có thói xấu là bất đồng và thường ra sức làm cho các thế giới mà họ sống trở nên không nhất quán. Thừa nhận sự việc về sự bất đồng của con người, Heraclitus nói rằng “những người thức tỉnh thì có chung một vũ trụ có trật tự, nhiỏig khi ngủ thì mọi người lại quay về với một vũ trụ của riêng mình”. Ông không giải thích làm sao con người lại có thể “ngủ”, tức là ở trong trạng thái mà ông cho là không thể “ngủ ”, tức là ở trong trạng thái mà ông cho là không tư duy, thậm chí ngu dốt, một khi linh hồn và đầu óc (tinh thần) của họ đã là một phần của Thượng đế.
Dù sao, quan niệm của Heraclitus một vũ trụ chung cho mọi con người có tư duy về sự tham dự chung của mọi con người vào lý trí phổ quát hay định luật phổ quát của Thượng đế là một trong những đóng góp có ý nghĩa thực sự của Heraclitus cho tư duy nhân loại. Chính khái niệm này đã cung cấp cơ sở cho ý niệm về chủ nghĩa thế giới đại đồng của phái khắc kỷ, theo đó mọi con người đều là những công dân bình đẳng của thế giới này bởi vì mọi người đều được dự phần vào cái một, vào lý trí của Thượng đế, và chứa đựng trong mình một phần của lửa, những tia ỉửa của thần thánh. Đây cũng là khái niệm tạo cơ sỏ cho lý thuyết cổ điển về định luật tự nhiên, mà dưới những hình thức khác nhau, đã có một ảnh hưởng liên tục đối với tư tưởng và việc thực hành chính trị của phương Tây, vì nó được rao giảng bởi các nhà Khắc kỷ, được thích ứng bởi các nhà thẩn học Kitô giáo thời kỳ đầu và thời Trung cổ, trở thành một động lực trong cuộc cách mạng Mỹ, và là một lý thuyết trọng yếu về bản chất của quy luật cả trong thời hiện đại.
Mặc dù loài người có thể biết rằng sự khôn ngoan vĩnh hằng điều hành mọi sự vật, nhưng họ không để tâm tới sự khôn ngoan này, và vì thế “họ không lính hội được” những lý do tại sao sự vật xảy ra cho họ cách này hay cách khác. Chúng ta cảm thấy thất vọng trước những cái xem ra là những rối loạn vô nghĩa trên thế giới này. Chúng ta bị áp đảo trước sự hiện diện của thiện và ác và khao khát sự bình an, chấm dứt mọi xung đột. Nhưng Heraclitus tìm cách cắt nghĩa sự xung đột bằng cách nói rằng nó chính là bản chất của thay đổi. Sự xung đột giữa những cái đốì lập không phải một tai hoạ mà là một điều kiện thường xuyên của mọi sự vật.
Heraclitus nói, nếu chúng ta có thể nhìn thây toàn thể quá trình thay đổi, thì chứng ta phải biết rằng “chiến tranh là điều thông thường và công lý là sự xung đột và mọi sự xảy ra do xung đột và tính thiết yếu”. Trong viễn tượng này, ông nói, “cái gì đối chọi thì hòa hợp, và sự hoà hợp đẹp nhất phất sinh từ những cái khác biệt. ” Ngay cả cái chết cũng không còn là một tai họa, VI “sau cái chết, những điều mà người ta không ngờ hay tưởng tượng tới lại đang chờ đón họ. ” Trong tất cả suy tư của ông về vân đề mâu thuẫn và vô trật tự, Heraclitus liên tục nhấn mạnh rằng cái nhiều tìm được sự thông nhất trong cái một, khiến cho những gì chúng ta xem thây như là những sự kiện rời rạc và xung đột thì trong thực tế lại là hoà hợp mật thiết. Vì vậy ông nói rằng “người ta không biết được làm thế nào những điều khác biệt lại hoà hợp với nhau. Nó là sự hoà điệu của những mối căng thẳng đôi lập, giống như cái vĩ và cây đàn.” Chính lửa biểu hiện sự căng thẳng của các thể đôi lập này và thực ra tuỳ thuộc vào sự căng thẳng đó. Lửa là chính những mối căng thẳng của các thể đối lập.
Trong cái một, cái nhiều tìm được sự thông nhất, khiến cho trong cái “đường đi lên và đi xuống chỉ là một, ” “tốt và xâu chỉ là một,” và “trong chúng ta, cái động và cái tĩnh, thức và ngủ, trẻ và già cũng chỉ là một.” Giải pháp cho sự xung đột của các thể đối lập đặt nền trên giả định lớn của Heraclitus rằng không bao giờ .có cái gì mâ't đi, mà chỉ là sự thay đổi về hình thức, rằng lửa vĩnh cửu chuyển động bằng bước đi đều đặn theo hướng của lý trí, rằng thay đổi đòi hỏi có những thể đối lập và những sự vật khác nhau. Dầu vậy, “đốĩ với Thượng đế, mọi sự đều đẹp, tốt và đúng, nhưng con người thì thấy có cái đúng và có cái sai.”
Heraclitus đi tới kết luận này không phải vì ông tin rằng có một vị Thượng đế có bản ngã mà đốĩ với phán xét của ngài thì mọi sự đều tốt, nhưng chỉ vì ông nghĩ rằng “sẽ là điều khôn ngoan nếu chúng ta chấp nhận mọi sự vật là một,” và cái một được hình thành và xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau.
Heraclitus cho rằng khái niệm về dòng chảy này không chỉ áp dụng cho các dòng sông, mà còn cho mọi sự vật, kể cả cho linh hồn con người. Sông và người cho thấy sự kiện kỳ lạ là chúng biến đổi khác đi nhưng đồng thời vẫn luôn luôn còn là chúng. Chúng ta quay lại với “cùng một” dòng sông mặc dù nước của dòng sông đó đã hoàn toàn là nước mới, và một đứa trẻ khi trở thành người lớn vẫn chỉ là cùng một con người 'ấy'.
Sự vật thay đổi và mang nhiều hình thức khác nhau, nhưng chúng vẫn duy trì một cái gì đó để vẫn tiếp tục là cùng một vật trong suốt dòng chảy thay đổi. Giữa nhiều hình thái khác nhau này và cái yếu tố duy nhất liên tục, giữạ cái nhiều và cái một, Heraclitus nói phải có rnột sự thống nhất cơ bản nào đó.
Nhà quí tộc thành Ephesus này đã khai triển ttiết học mới mẻ và có ảnh hưởng của mình vào khoảng những liặm 504-501 trước C.N., bằng cách mô tả quá trình thay đổi như là một sự thông nhất trong đa dạng, và ông làm việc này với một trí óc tưởng tượng của bậc thiên tài khiến cho một số ý niệm của ông tuy có vẻ viển vông, nhưng phần lớn những gì ông nói đều tìm được chỗ đứng quan trọng trong các nền triết học sau này của Plato và phái Khắc kỷ, cũng như sẽ được Hegel và Nietzsche thán phục sâu xa.
Dòng chảy và lửa
Để mô tả thay đổi như là sự thông nhất trong đa dạng, Heraclitus giá thiết rằng phải có cái gì đó thay đổi, vã ông lý luận rằng cái đó chính là lửa. Nhưng ông không chỉ đơn giản thay thế nguyên tố lửa cho nước của Thales hay khí của Anaximenes. Điều khiến cho Heraclitus coi lửa là nguyên tô' cơ bản trong sự vật chính là vì cách biểu hiện của lửa gợi ý cho chúng ta thấy quá trình thay đổi xảy ra như thế nào.. Lửa đồng thời vừa là một khiếm khuyết vừa là một thặng dư; nó luôn luôn phải được nuôi dưỡng nhưng đồng thời nó không ngừng cho đi một cái gì hoặc dưới dạng nhiệt, khói, hay tro. Lửa vì thế Ịà một quá trình biến đổi, trong đó cái được đưa vào để nuôi nó sẽ được biến đổi thành một cái gì khác.
Theo Heraclitus, nếu chỉ nói một nguyên tố cơ bản nào đó như nước chẳng hạn là bản chất cơ bản của thực tại thì chưa đủ, vì như thế vẫn chưa trả lời cho câu hỏi làm sao chất liệu cơ bản này có thể biến đổi thành những dạng (hình thức) khác nhau. Cho nên khi Heraclitus cho lửa là thực tại cơ bản, không những ông chỉ xác định cái gì đó thay đổi, mà còn nghĩ rằng ông đã khám phá ra nguyên lý của chính sự thay đổi. Khi Heraclitus nói rằng mọi vật là một dòng chảy liên tục, ông ngụ ý rằng vũ trụ là một ngọn “Lửa-sống-vĩnh-hằng” mặ chuyển động thường xuyên của nó được đảm bảo bởi “những (lượng) nhen nhóm và những (lượng) tiêu tán. ”
Những độ (lượng) này theo Heraclitus là một loại cân bằng giữa cái nhen nhóm và cái tiêu tán từ lửa, và ông mô tả sự cân bằng này theo kiểu trao đổi tài chính, khi nói rằrig “mọi vật là một sự trao đổi để lấy lửa, và lửa để lây mọi vật, giông như trao đổi hàng hóa lâ'y vàng và vàng lấy hàng hóa.” Bằng lối cắt nghĩa kiểu này, Heraclitus muốn nhấn mạnh rằng không có gì thực sự bị mất đi trong bản chất của sự vật. Nếu vàng được đổi lấy hàng hóa, thì cả vàng và hàng hóa đều vẫn tiếp tục tồn tại, mặc dù giờ đây chúng ở trong các tay chủ khác nhau. Cũng tương tự như thế, mọi vật tiếp tục tồn tại mặc dù chúng trao đổi hình dạng của chúng từng lúc.
Có một sự ổn định trong vũ trụ nhờ quá trình thay đổi hay dòng chây có trật tự và cân bằng này, cùng một “độ” thoát ra giống như đi vào, như thể thực tại là một ngọn lửa khổng lồ hấp thu và nhả ra những lượng bằng nhau, trong khi duy trì mọi lúc một khối lượng sự vật đều đặn trong vũ trụ. Khối lượng sự vật này bao gồm vô số' các sự vật đa dạng nhất, nhiủig mọi vật đều chỉ là những dạng khác nhau của lửa. Dòng chảy và thay đổi gồm những chuyển động của lửa mà Heraclitus gọi là những “đường đi lên và đi xuống.” Đường đi xuống của lửa cất nghĩa sự xuất hiện của các sự vật mà chúng ta cảm nghiệm được, khiến cho khi lửa tích tụ lại, nó trở thành khí ẩm và khí ẩm này ở trong điều kiện áp suất gia tăng sẽ trở thành nước, và đến lượt nước khi “đông giá” sẽ trở thành đất. Trên đường đi lên của lửa, quá trình này xảy ra ngược lại, đất được biến đổi thành nước và từ nước này phát sinh các hình thức sự sống. Không có gì bị mất đi trong quá trình biến đổi này, vì theo lời Heraclitus, “lửa sống cái chết của đất, và khí sống cái chết của lửa; nước sống cái chết của khí, đất sống cái chết của nước.”
Với sự mô tả này về sự biến đổi liên tục của mọi sự vật trong lửa, Heraclitus nghĩ rằng mình đã giải thích được những điều eơ bản của sự duy nhất giữa cái chất liệu cơ bản duy nhất (cái một) và các sự vật đa dạng (cái nhiều) trong vũ trụ. Nhưng còn có một ý niệm quan trọng khác được Heraclitus thêm vào cho quan niệm về Lửa của ông, đó là ý niệm về lý trí (còn gọi là lý tính) như là qui luật phổ quát.
Lý trí là qui luật phổ quát
Quá trình thay đổi không phải một chuyển động ngẫu nhiên mà là sản phẩm của lý trí phổ quát (logos) của Thượng đế. Ý niệm về lý trí này phát xuất từ xác tín tôn giáo cảa Heraclitus rằng sự vật có thực nhất trong mọi sự vật chính là ỉinh hồn, và thuộc tính đặc trưng và quan trọng nhất của linh hồn là sự khôn ngoan hay tư duy. Nhưng khi Heraclitus nói về Thượng đế và linh hồn, ông không nghĩ tới các thực thể có bản ngã biệt lập. Theo ông chỉ có một thực tại cơ bản duy nhất, đó là lửa, và chính cái thực thể vật chất này, lửa, mà Heraclitus gọi lằ Thượng đế.
Tất nhiên Heraclitus là một nhà tư tưởng phiếm thần, vì theo ông mọi sự đều là lửa. Linh hồn con người là một phần của Thượng đế, vì Thượng đế ở trong mọi sự vật. Và vì thuộc tính qụan trọng nhất của Thượng đế là sự khôn ngoan, nên sự khôn ngoan hay tư duy cũng là hoạt động chính yếu của con người. Nhưng các sự vật vô tri vô giác cũng hàm chứạ nguyên lý của lý trí, vì chúng cũng thấm nhuần yếu tô' lửa. Vì Thượng đế là lý trí và Thượng đế là cái một, thâm nhập mọi sự, nên Heraclitus tin rằng Thượng đế là lý trí phổ quát duy trì sự thống nhất trong mọi sự vật và sai khiến mọi 5JJT vật chuyển động và thay đổi phù hợp với tư tưởng hay các nguyên lý, và các nguyên lý và tư tưởng này tạo nên bản chất của qui luật. Vì Thượng đế là lý trí nên ngài là qui luật phổ quát nội tại trong mọi sự vật. Mọi người được dự phần vào qui luật phổ quát này theo mức độ họ có Thượng đế hay lửa trong các bản chất riềng của họ và vì thế họ có khả năng tư duy.
Xét về mặt lô gíc, lốì cắt nghĩa này về bản chất lý trí của chúng ta có nghĩa là mọi tư duy của chúng ta đều là những tư duy của Thượng đế, vì có một sự thông nhất giữa cái một và cái nhiều, giữa Thượng đế và loài người. Tất cả chúng ta phải chia sẻ cùng một kho nhận thức chung vì íất cả chúng ta có mối tương quan giống nhau với Thượng đế, cũng như khi xét đến một khía cạnh khác của vũ trụ, mọi hòn đá đều chia sẻ phần Lý trí của Thượng đế khiến cho mọi hòn đá đều tuân theo “định luật” vạn vật hấp dẫn. Nhưng con người có thói xấu là bất đồng và thường ra sức làm cho các thế giới mà họ sống trở nên không nhất quán. Thừa nhận sự việc về sự bất đồng của con người, Heraclitus nói rằng “những người thức tỉnh thì có chung một vũ trụ có trật tự, nhiỏig khi ngủ thì mọi người lại quay về với một vũ trụ của riêng mình”. Ông không giải thích làm sao con người lại có thể “ngủ”, tức là ở trong trạng thái mà ông cho là không thể “ngủ ”, tức là ở trong trạng thái mà ông cho là không tư duy, thậm chí ngu dốt, một khi linh hồn và đầu óc (tinh thần) của họ đã là một phần của Thượng đế.
Dù sao, quan niệm của Heraclitus một vũ trụ chung cho mọi con người có tư duy về sự tham dự chung của mọi con người vào lý trí phổ quát hay định luật phổ quát của Thượng đế là một trong những đóng góp có ý nghĩa thực sự của Heraclitus cho tư duy nhân loại. Chính khái niệm này đã cung cấp cơ sở cho ý niệm về chủ nghĩa thế giới đại đồng của phái khắc kỷ, theo đó mọi con người đều là những công dân bình đẳng của thế giới này bởi vì mọi người đều được dự phần vào cái một, vào lý trí của Thượng đế, và chứa đựng trong mình một phần của lửa, những tia ỉửa của thần thánh. Đây cũng là khái niệm tạo cơ sỏ cho lý thuyết cổ điển về định luật tự nhiên, mà dưới những hình thức khác nhau, đã có một ảnh hưởng liên tục đối với tư tưởng và việc thực hành chính trị của phương Tây, vì nó được rao giảng bởi các nhà Khắc kỷ, được thích ứng bởi các nhà thẩn học Kitô giáo thời kỳ đầu và thời Trung cổ, trở thành một động lực trong cuộc cách mạng Mỹ, và là một lý thuyết trọng yếu về bản chất của quy luật cả trong thời hiện đại.
Xung đột của các mặt đối lập
Mặc dù loài người có thể biết rằng sự khôn ngoan vĩnh hằng điều hành mọi sự vật, nhưng họ không để tâm tới sự khôn ngoan này, và vì thế “họ không lính hội được” những lý do tại sao sự vật xảy ra cho họ cách này hay cách khác. Chúng ta cảm thấy thất vọng trước những cái xem ra là những rối loạn vô nghĩa trên thế giới này. Chúng ta bị áp đảo trước sự hiện diện của thiện và ác và khao khát sự bình an, chấm dứt mọi xung đột. Nhưng Heraclitus tìm cách cắt nghĩa sự xung đột bằng cách nói rằng nó chính là bản chất của thay đổi. Sự xung đột giữa những cái đốì lập không phải một tai hoạ mà là một điều kiện thường xuyên của mọi sự vật.
Heraclitus nói, nếu chúng ta có thể nhìn thây toàn thể quá trình thay đổi, thì chứng ta phải biết rằng “chiến tranh là điều thông thường và công lý là sự xung đột và mọi sự xảy ra do xung đột và tính thiết yếu”. Trong viễn tượng này, ông nói, “cái gì đối chọi thì hòa hợp, và sự hoà hợp đẹp nhất phất sinh từ những cái khác biệt. ” Ngay cả cái chết cũng không còn là một tai họa, VI “sau cái chết, những điều mà người ta không ngờ hay tưởng tượng tới lại đang chờ đón họ. ” Trong tất cả suy tư của ông về vân đề mâu thuẫn và vô trật tự, Heraclitus liên tục nhấn mạnh rằng cái nhiều tìm được sự thông nhất trong cái một, khiến cho những gì chúng ta xem thây như là những sự kiện rời rạc và xung đột thì trong thực tế lại là hoà hợp mật thiết. Vì vậy ông nói rằng “người ta không biết được làm thế nào những điều khác biệt lại hoà hợp với nhau. Nó là sự hoà điệu của những mối căng thẳng đôi lập, giống như cái vĩ và cây đàn.” Chính lửa biểu hiện sự căng thẳng của các thể đôi lập này và thực ra tuỳ thuộc vào sự căng thẳng đó. Lửa là chính những mối căng thẳng của các thể đối lập.
Trong cái một, cái nhiều tìm được sự thông nhất, khiến cho trong cái “đường đi lên và đi xuống chỉ là một, ” “tốt và xâu chỉ là một,” và “trong chúng ta, cái động và cái tĩnh, thức và ngủ, trẻ và già cũng chỉ là một.” Giải pháp cho sự xung đột của các thể đối lập đặt nền trên giả định lớn của Heraclitus rằng không bao giờ .có cái gì mâ't đi, mà chỉ là sự thay đổi về hình thức, rằng lửa vĩnh cửu chuyển động bằng bước đi đều đặn theo hướng của lý trí, rằng thay đổi đòi hỏi có những thể đối lập và những sự vật khác nhau. Dầu vậy, “đốĩ với Thượng đế, mọi sự đều đẹp, tốt và đúng, nhưng con người thì thấy có cái đúng và có cái sai.”
Heraclitus đi tới kết luận này không phải vì ông tin rằng có một vị Thượng đế có bản ngã mà đốĩ với phán xét của ngài thì mọi sự đều tốt, nhưng chỉ vì ông nghĩ rằng “sẽ là điều khôn ngoan nếu chúng ta chấp nhận mọi sự vật là một,” và cái một được hình thành và xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau.
Đăng nhận xét