1 tuần? 1 tháng? hay lâu quá không nhớ?
Tôi thì trường hợp 3. Một là tôi không nhớ nổi lần gần nhất mình vệ sinh cái màn hình là bao giờ. Hai là vì đầu óc tôi dạo này phải lo nghĩ quá nhiều nên chẳng để ý nhiều đến những chuyện nhỏ nhặt đó. Ba là trí nhớ của tôi suy giảm theo tuổi tác, chẳng còn nhanh nhạy như ngày nào mà lâu lâu lại lẩn thẩn, nhớ "bài lai". Thiết nghĩ, cả 3 đều đúng?
Tôi không cho rằng điều đó là điều gì hay ho đáng để kể hay để khoe. Tuy vậy, nó báo hiệu nhiều vấn đề đáng quan ngại cho tôi và sự quan tâm của tôi đến những gì xung quanh. Quan trọng hơn hết đó là tình trạng xuống cấp của sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần.
Nếu phải kể ra những ưu điểm cho việc giữ mọi vật, mọi sự cho ngăn nắp thì ít ai không kể được. Ở đây tôi chỉ nói đến những tác hại đến từ thói quen không ngăn nắp.
1. Mất cân bằng: Nghĩa là bạn mất đi sự kiểm soát vốn có. Kinh nghiệm với những cơn giận khi kiếm tìm chìa khóa xe, cây viết, cuốn vở hay tiền bạc, ví tiền nói với tôi rằng, tôi đang mất kiểm soát. Hoặc là tình trạng sức khỏe của tôi tệ, hoặc tôi quá lơ đễnh, không cẩn thận. Những trải nghiệm cho tôi những bài học mà lẽ ra không đáng có nếu tôi cố gắng đặt mọi thứ về đúng chỗ của nó.
Khi mất đi sự kiểm soát với các đồ vật, nhẹ thì mất vài phút để tìm; nặng thì còn lâu mới tìm thấy, thậm chí còn cho là mất rồi. Dù là nặng hay là nhẹ, thiệt hại trước hết vẫn là thời gian, công sức, tiếp dến là ức chế tâm lý và sau cùng là dẫn đến các hành vi sai trái, làm tổn thương người khác như bực tức, trách móc, phá của,...
Khi mất đi sự kiểm soát với tài liệu, các file lưu trữ mọi thứ thật tồi tệ. Khi chúng ta tìm và mong muốn truy xuất dữ liệu mà lại đụng chuyện thì tâm trạng chúng ta gần như giống nhau. Bởi chúng ta thiếu nên chúng ta cần. Cần để phục vụ cho nhu cầu làm việc, cho công việc cấp bách đang đòi hỏi câu trả lời bằng "văn bản" của mình.
Mất đi sự kiểm soát về mặt tinh thần, điều này dù ở cấp độ nào cũng gây khó chịu. Là một người luôn ý thức những gì xung quanh mình, bạn càng khó chấp nhận sự mất tự chủ đó. Khi mất tự chủ, bạn dường như là bất khả kháng. Bạn không muốn, người khác cũng không, nhưng mọi thứ vẫn tiếp diễn theo chiều hướng chẳng ai ưa, hay để bản thân rơi vào.
2. Tổn hại sức khỏe: Khi tôi 20, tôi thấy các anh lớn hơn mình "lười" và thường bị người lớn la rầy cho những thói quen thiếu ngăn nắp. Còn nữa, tôi cũng lấy làm lạ khi thấy người lớn ngày càng ít tập thể dục. Tôi cho rằng, những động tác khởi động mỗi khi vào giờ học thể dục cũng đủ để vận động và thư giãn cơ bắp. Giờ thì tôi đã có câu trả lời cho vấn đề đó. Lý do theo tôi đó là, một là chúng ta chịu quá nhiều áp lực; và nguyên nhân còn lại là chúng ta quá lười. Lý do thứ 2 đúng với tôi hơn. Tôi có thể 24/24 ngồi với mặt dán vào cái màn hình, nhưng bảo tôi tập thể dục hay đi đá bóng thì không bao giờ. Cứ sau giờ làm việc là tôi lại ôm cái máy tính, không thì ôm cái Ipad, còn không thì lên chiếc ghế ôm cuốn sách đọc đến khi không đọc nổi nữa thì thôi.
Những năm đầu trai tráng thì mải miết vẫn chẳng thấy gì. Bây giờ lớn hơn chút, công việc nhiều hơn, áp lực cũng gia tăng cũng là lúc xương cốt nó lên tiếng. Ban đầu là những đợt đau vai gáy. Tôi nhớ có lần vì chữa sai phương pháp mà cái cổ tôi đau buốt đến tận xương tủy. Khi đó, ngay cả cười tôi cũng chẳng thể nhếch miệng cho ra cười. Điều mỉa mai ở chỗ, khi ấy tôi thấy mình mới "hiền" làm sao. Những cơn đau vai gáy vừa qua, thì các khớp xương cũng thay nhau lên tiếng. Những tiếng "Crop crop crop" cứ vang lên mỗi khi các ngón tay tôi nắm chặt, đứng dậy vươn vai chút là những âm thanh quen thuộc đó lại vang lên. Chẳng biết từ bao giờ những tiếng đó tôi lại quen thuộc như thế. Vì ngồi lâu, nên mắt cũng loạn. Bữa nào chỉnh sửa cái giao diện là y rằng mấy ngày đó tôi mệt mỏi khủng khiếp. Nhưng khốn nạn ở chỗ, cái mắt và cái tính tôi ưa đẹp, thế mới chết! Ngày xưa đọc sách cho lắm, nghe ông nào xúi là nhìn đâu cũng phải tự hỏi "nếu vào tay mình thì mình làm sao?", hay "nếu có thể, mình có thể làm tốt việc đó hơn không?" hay đại loại mấy câu như thế. Chỉ biết giờ nhìn gì cũng thấy ngứa mắt là phát sinh ngay cái mong muốn cải thiện. Câu hỏi đau đầu nhất của tôi mọi lúc là bao giờ mình mới biết hài lòng đây?
Tưởng chừng như cái tính "tham công tiếc việc" là tốt, nhưng kinh nghiệm nói với tôi rằng, đừng quá mê mà mệt, đừng ham mà quên đi còn rất nhiều điều cũng quan trọng không kém khác. Chẳng hạn như sức khỏe. Thật may, tôi là người luôn đề cao sức khỏe, nên hễ có vấn đề gì nhận thấy khác thường là lo cải thiện và cố gắng đưa về tình trạng tốt nhất như ban đầu.
3. Ảnh hưởng đến tâm lý: Xét về nguyên do gây nên những ức chế tâm lý, thì sự thiếu ngăn nắp chính là một trong những lý do hàng đầu. Và đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu tâm lý thường nhắc nhớ và khuyên mọi người nên thường xuyên dọn dẹp không gian sống của mình. Một không gian chật hẹp với đồ đạc khắp nơi, bụi bẩn bao trùm, tiếng côn trùng khắp nơi, xác và phân côn trùng nhìn đâu cũng thấy,... Thử tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng hay không gian như vậy bạn sẽ thế nào? Ấy vậy mà vẫn có người ngày qua ngày chui ra chui vào cái xó đó được mới hay. Thật may, điều đó thường thấy ở những người độc thân. Tuy vậy, tôi cũng bắt gặp không ít gia đình sống trong tình trạng bừa bộn như thế. Tôi không có ý phán xét họ, nhưng khó có thể hy vọng được điều gì tốt hơn từ họ... trừ khi họ là những thiên tài.
Ông bà ta có câu: "Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm". Lời ấy chưa bao giờ sai. Tôi nghĩ thế.
Tôi đã thử rất nhiều cách để cải thiện như việc phàn nàn với những người thân, nhắc nhở họ cố gắng để ý mà gọn gàng hơn tí, thậm chí còn cáu gắt, la mắng,... nhưng phương pháp hữu hiệu hơn cả là im lặng. Và thay vì phàn nàn hay trách cứ thì để dành hơi sức mà dấn thân dọn dẹp và thu xếp lại. Khi bạn nói quá nhiều mà chẳng thay đổi được gì thì tốt nhất là bạn không nên nói gì. Một là làm lơ cho qua; hai là khi không chịu được thì giữ sự im lặng đó mà sắn tay áo lên mà lao vào việc.
Sự trải nghiệm của tôi không chỉ dừng lại ở mức im lặng và làm; nó còn đi xa hơn là bị chê trách, dèm pha, dè bỉu, chế nhạo và ra sức ngăn trở. Đâu có ai xa lạ, mà lại là những người thân trong gia đình. Thông thường thì sự đổi thay nào, nếu mức độ càng cao thì phản ứng và đáp trả lại bạn nhận lãnh càng mạnh. Những ngày tháng đó thât chẳng dễ chịu khi mà công sức cứ như đổ sông đổ bể, mọi nỗ lực cho việc cải thiện không gian sống tốt hơn luôn bị chỉ trích, thậm chí là phá hoại. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh như tôi thì lời khuyên cho bạn là đừng từ bỏ. Mọi thứ sẽ tốt đẹp, sớm thôi.
Tôi mất gần 10 năm không phải để đổi thay cái nếp gọn gàng, ngăn nắp; nhưng là để thay đổi một ý thức hệ. Nếu bạn có bậc làm cha mẹ sinh trước năm 1960 hay xa hơn, thì bạn sẽ hiểu những nỗ lực đó chẳng dễ dàng gì mà vượt qua được từ ông-bà cha-mẹ. Cho đến khi bạn mang đến sức sống mới, bạn chứng minh được những gì mình cho là đúng cách bền bỉ, liên lỉ và những thành công, thì sự tiếp nhận lẫn công nhận từ mọi người chính là thành quả to lớn nhất dành cho bạn. Khi ấy, bạn giữ được niềm tin tuyệt đối từ mọi người dành cho bạn. Hành trình đó một khi chưa được thừa nhận, thì bạn vẫn chưa thể dừng lại. Qúa trình đó tuy có cơ cực và lắm trái ngang, nhưng đổi lại, bạn học hỏi được rất nhiều, sự tự-cường và tự chủ của bạn cũng gia tăng. Rất rất nhiều những lợi ích bạn chẳng thể nào ngờ sẽ đến và ở lại trong bạn. Bạn trở nên một người khó mà đánh ngã.
Từ một việc nhỏ là vệ sinh màn hình, tôi đã dẫn bạn đi qua nhiều nốt thăng nốt trầm của đời sống, mà cụ thể là quá trình trải nghiệm thực của đời tôi. Tôi muốn nói với bạn rằng, nỗ lực nào cũng đều được đáp đền xứng đáng. Nó chẳng phải là giải thưởng gì danh giá, tiền thưởng cũng chẳng thấy đâu, nhưng khi bạn đi qua, nó còn hơn thế. Hoa trái chính là những xúc cảm ngọt ngào và những câu chuyện để đời bạn dành cho con cháu.
Rất nhiều cuốn sách chỉ dẫn cho bạn rất nhiều công việc đáng để làm trong đời, nhất định làm trong đời. Tôi cũng đã từng đọc và ra sức thực hiện. Nhưng tuyệt nhiên chưa có việc nào đáng để tôi nhắc đến, cảm thấy tự hào khi nói về hơn là thành quả của việc biến đổi con người. Đó chính là lý do tôi dành những ngày tháng còn lại để làm việc đó, ít nhất là gợi cho ai đó chút cảm hứng để tạo động lực làm bàn đạp cho bản thân tiến xa hơn.
Hãy bắt đầu từ việc vệ sinh chiếc màn hình.
Tôi thì trường hợp 3. Một là tôi không nhớ nổi lần gần nhất mình vệ sinh cái màn hình là bao giờ. Hai là vì đầu óc tôi dạo này phải lo nghĩ quá nhiều nên chẳng để ý nhiều đến những chuyện nhỏ nhặt đó. Ba là trí nhớ của tôi suy giảm theo tuổi tác, chẳng còn nhanh nhạy như ngày nào mà lâu lâu lại lẩn thẩn, nhớ "bài lai". Thiết nghĩ, cả 3 đều đúng?
Tôi không cho rằng điều đó là điều gì hay ho đáng để kể hay để khoe. Tuy vậy, nó báo hiệu nhiều vấn đề đáng quan ngại cho tôi và sự quan tâm của tôi đến những gì xung quanh. Quan trọng hơn hết đó là tình trạng xuống cấp của sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần.
Điều gì xảy ra?
Nếu phải kể ra những ưu điểm cho việc giữ mọi vật, mọi sự cho ngăn nắp thì ít ai không kể được. Ở đây tôi chỉ nói đến những tác hại đến từ thói quen không ngăn nắp.
1. Mất cân bằng: Nghĩa là bạn mất đi sự kiểm soát vốn có. Kinh nghiệm với những cơn giận khi kiếm tìm chìa khóa xe, cây viết, cuốn vở hay tiền bạc, ví tiền nói với tôi rằng, tôi đang mất kiểm soát. Hoặc là tình trạng sức khỏe của tôi tệ, hoặc tôi quá lơ đễnh, không cẩn thận. Những trải nghiệm cho tôi những bài học mà lẽ ra không đáng có nếu tôi cố gắng đặt mọi thứ về đúng chỗ của nó.
Khi mất đi sự kiểm soát với các đồ vật, nhẹ thì mất vài phút để tìm; nặng thì còn lâu mới tìm thấy, thậm chí còn cho là mất rồi. Dù là nặng hay là nhẹ, thiệt hại trước hết vẫn là thời gian, công sức, tiếp dến là ức chế tâm lý và sau cùng là dẫn đến các hành vi sai trái, làm tổn thương người khác như bực tức, trách móc, phá của,...
Khi mất đi sự kiểm soát với tài liệu, các file lưu trữ mọi thứ thật tồi tệ. Khi chúng ta tìm và mong muốn truy xuất dữ liệu mà lại đụng chuyện thì tâm trạng chúng ta gần như giống nhau. Bởi chúng ta thiếu nên chúng ta cần. Cần để phục vụ cho nhu cầu làm việc, cho công việc cấp bách đang đòi hỏi câu trả lời bằng "văn bản" của mình.
Mất đi sự kiểm soát về mặt tinh thần, điều này dù ở cấp độ nào cũng gây khó chịu. Là một người luôn ý thức những gì xung quanh mình, bạn càng khó chấp nhận sự mất tự chủ đó. Khi mất tự chủ, bạn dường như là bất khả kháng. Bạn không muốn, người khác cũng không, nhưng mọi thứ vẫn tiếp diễn theo chiều hướng chẳng ai ưa, hay để bản thân rơi vào.
2. Tổn hại sức khỏe: Khi tôi 20, tôi thấy các anh lớn hơn mình "lười" và thường bị người lớn la rầy cho những thói quen thiếu ngăn nắp. Còn nữa, tôi cũng lấy làm lạ khi thấy người lớn ngày càng ít tập thể dục. Tôi cho rằng, những động tác khởi động mỗi khi vào giờ học thể dục cũng đủ để vận động và thư giãn cơ bắp. Giờ thì tôi đã có câu trả lời cho vấn đề đó. Lý do theo tôi đó là, một là chúng ta chịu quá nhiều áp lực; và nguyên nhân còn lại là chúng ta quá lười. Lý do thứ 2 đúng với tôi hơn. Tôi có thể 24/24 ngồi với mặt dán vào cái màn hình, nhưng bảo tôi tập thể dục hay đi đá bóng thì không bao giờ. Cứ sau giờ làm việc là tôi lại ôm cái máy tính, không thì ôm cái Ipad, còn không thì lên chiếc ghế ôm cuốn sách đọc đến khi không đọc nổi nữa thì thôi.
Những năm đầu trai tráng thì mải miết vẫn chẳng thấy gì. Bây giờ lớn hơn chút, công việc nhiều hơn, áp lực cũng gia tăng cũng là lúc xương cốt nó lên tiếng. Ban đầu là những đợt đau vai gáy. Tôi nhớ có lần vì chữa sai phương pháp mà cái cổ tôi đau buốt đến tận xương tủy. Khi đó, ngay cả cười tôi cũng chẳng thể nhếch miệng cho ra cười. Điều mỉa mai ở chỗ, khi ấy tôi thấy mình mới "hiền" làm sao. Những cơn đau vai gáy vừa qua, thì các khớp xương cũng thay nhau lên tiếng. Những tiếng "Crop crop crop" cứ vang lên mỗi khi các ngón tay tôi nắm chặt, đứng dậy vươn vai chút là những âm thanh quen thuộc đó lại vang lên. Chẳng biết từ bao giờ những tiếng đó tôi lại quen thuộc như thế. Vì ngồi lâu, nên mắt cũng loạn. Bữa nào chỉnh sửa cái giao diện là y rằng mấy ngày đó tôi mệt mỏi khủng khiếp. Nhưng khốn nạn ở chỗ, cái mắt và cái tính tôi ưa đẹp, thế mới chết! Ngày xưa đọc sách cho lắm, nghe ông nào xúi là nhìn đâu cũng phải tự hỏi "nếu vào tay mình thì mình làm sao?", hay "nếu có thể, mình có thể làm tốt việc đó hơn không?" hay đại loại mấy câu như thế. Chỉ biết giờ nhìn gì cũng thấy ngứa mắt là phát sinh ngay cái mong muốn cải thiện. Câu hỏi đau đầu nhất của tôi mọi lúc là bao giờ mình mới biết hài lòng đây?
Tưởng chừng như cái tính "tham công tiếc việc" là tốt, nhưng kinh nghiệm nói với tôi rằng, đừng quá mê mà mệt, đừng ham mà quên đi còn rất nhiều điều cũng quan trọng không kém khác. Chẳng hạn như sức khỏe. Thật may, tôi là người luôn đề cao sức khỏe, nên hễ có vấn đề gì nhận thấy khác thường là lo cải thiện và cố gắng đưa về tình trạng tốt nhất như ban đầu.
3. Ảnh hưởng đến tâm lý: Xét về nguyên do gây nên những ức chế tâm lý, thì sự thiếu ngăn nắp chính là một trong những lý do hàng đầu. Và đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu tâm lý thường nhắc nhớ và khuyên mọi người nên thường xuyên dọn dẹp không gian sống của mình. Một không gian chật hẹp với đồ đạc khắp nơi, bụi bẩn bao trùm, tiếng côn trùng khắp nơi, xác và phân côn trùng nhìn đâu cũng thấy,... Thử tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng hay không gian như vậy bạn sẽ thế nào? Ấy vậy mà vẫn có người ngày qua ngày chui ra chui vào cái xó đó được mới hay. Thật may, điều đó thường thấy ở những người độc thân. Tuy vậy, tôi cũng bắt gặp không ít gia đình sống trong tình trạng bừa bộn như thế. Tôi không có ý phán xét họ, nhưng khó có thể hy vọng được điều gì tốt hơn từ họ... trừ khi họ là những thiên tài.
Thay đổi cái nhìn
Ông bà ta có câu: "Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm". Lời ấy chưa bao giờ sai. Tôi nghĩ thế.
Tôi đã thử rất nhiều cách để cải thiện như việc phàn nàn với những người thân, nhắc nhở họ cố gắng để ý mà gọn gàng hơn tí, thậm chí còn cáu gắt, la mắng,... nhưng phương pháp hữu hiệu hơn cả là im lặng. Và thay vì phàn nàn hay trách cứ thì để dành hơi sức mà dấn thân dọn dẹp và thu xếp lại. Khi bạn nói quá nhiều mà chẳng thay đổi được gì thì tốt nhất là bạn không nên nói gì. Một là làm lơ cho qua; hai là khi không chịu được thì giữ sự im lặng đó mà sắn tay áo lên mà lao vào việc.
"Ông trời không bao giờ phụ người có tâm"
Sự trải nghiệm của tôi không chỉ dừng lại ở mức im lặng và làm; nó còn đi xa hơn là bị chê trách, dèm pha, dè bỉu, chế nhạo và ra sức ngăn trở. Đâu có ai xa lạ, mà lại là những người thân trong gia đình. Thông thường thì sự đổi thay nào, nếu mức độ càng cao thì phản ứng và đáp trả lại bạn nhận lãnh càng mạnh. Những ngày tháng đó thât chẳng dễ chịu khi mà công sức cứ như đổ sông đổ bể, mọi nỗ lực cho việc cải thiện không gian sống tốt hơn luôn bị chỉ trích, thậm chí là phá hoại. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh như tôi thì lời khuyên cho bạn là đừng từ bỏ. Mọi thứ sẽ tốt đẹp, sớm thôi.
Tôi mất gần 10 năm không phải để đổi thay cái nếp gọn gàng, ngăn nắp; nhưng là để thay đổi một ý thức hệ. Nếu bạn có bậc làm cha mẹ sinh trước năm 1960 hay xa hơn, thì bạn sẽ hiểu những nỗ lực đó chẳng dễ dàng gì mà vượt qua được từ ông-bà cha-mẹ. Cho đến khi bạn mang đến sức sống mới, bạn chứng minh được những gì mình cho là đúng cách bền bỉ, liên lỉ và những thành công, thì sự tiếp nhận lẫn công nhận từ mọi người chính là thành quả to lớn nhất dành cho bạn. Khi ấy, bạn giữ được niềm tin tuyệt đối từ mọi người dành cho bạn. Hành trình đó một khi chưa được thừa nhận, thì bạn vẫn chưa thể dừng lại. Qúa trình đó tuy có cơ cực và lắm trái ngang, nhưng đổi lại, bạn học hỏi được rất nhiều, sự tự-cường và tự chủ của bạn cũng gia tăng. Rất rất nhiều những lợi ích bạn chẳng thể nào ngờ sẽ đến và ở lại trong bạn. Bạn trở nên một người khó mà đánh ngã.
Từ một việc nhỏ là vệ sinh màn hình, tôi đã dẫn bạn đi qua nhiều nốt thăng nốt trầm của đời sống, mà cụ thể là quá trình trải nghiệm thực của đời tôi. Tôi muốn nói với bạn rằng, nỗ lực nào cũng đều được đáp đền xứng đáng. Nó chẳng phải là giải thưởng gì danh giá, tiền thưởng cũng chẳng thấy đâu, nhưng khi bạn đi qua, nó còn hơn thế. Hoa trái chính là những xúc cảm ngọt ngào và những câu chuyện để đời bạn dành cho con cháu.
Rất nhiều cuốn sách chỉ dẫn cho bạn rất nhiều công việc đáng để làm trong đời, nhất định làm trong đời. Tôi cũng đã từng đọc và ra sức thực hiện. Nhưng tuyệt nhiên chưa có việc nào đáng để tôi nhắc đến, cảm thấy tự hào khi nói về hơn là thành quả của việc biến đổi con người. Đó chính là lý do tôi dành những ngày tháng còn lại để làm việc đó, ít nhất là gợi cho ai đó chút cảm hứng để tạo động lực làm bàn đạp cho bản thân tiến xa hơn.
Hãy bắt đầu từ việc vệ sinh chiếc màn hình.
Đăng nhận xét