Đó là xu hướng tất yếu của thời đại. Điều đó đã xuất hiện, đã tồn tại và ngày càng phổ biến hơn. Tôi cho đó là một sự "công bằng" và cần thiết; ít nhất là dành cho các tác giả ngày đêm nỗ lực sáng tạo những nội dung có chất lượng. Một đòi hỏi ngầm thế giới này đang đưa ra. Đúng hơn, nó là một điều tất yếu.
Thông thường, để viết một bài viết mỗi tác giả cần tham khảo rất nhiều nguồn & đưa ra chỉ dẫn của mình theo ít nhiều những kinh nghiệm vốn có của mình. Tình trạng miễn phí gần như phổ quát ở Việt Nam. Nhưng ngày nay, miễn phí đã-đang và tiếp tục bị thay thế bởi xu thế: Trả phí. Ở các nước Âu Châu hay Mỹ, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ rất nghiêm ngặt, và nó không ngừng được bổ sung theo ngày tháng.
Hiện nay, Google cũng đang ráo riết chuẩn bị cho những thay đổi liên quan đến việc quản lý dữ liệu người dùng(GDPR). Một lộ trình và các thông báo sớm được Google đưa ra cảnh báo. Điều đó cho thấy, con người ngày càng biết để ý đến mình hơn, chú ý đến các thông tin và những gì mình quan tâm. Có thể chúng ta còn nằm ngoài tầm hạn chế của Khu vực Kinh tế Châu Âu(EEA), nhưng đó là hồi chuông cảnh báo sớm cho một xu thế sẽ sớm thành hiện thực. Đó là Trả phí. Kể cả việc đọc.
Hiện nay, từ "miễn phí" được dùng khá nhiều. Nhưng liệu nó có miễn phí?
Câu trả lời là Không! Nếu bạn được miễn phí điều gì thì bạn nên chuẩn bị tinh thần để đối phó với những phiền nhiễu rất có thể từ cái gọi là miễn phí đó. Kinh nghiệm với dịch vụ mạng, Internet, 3G, các phần mềm hay các ứng dụng trên các Apps, Website,... cho chúng ta thấu hiểu cái gọi là miễn phí đó. Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong phạm vi những gì chúng ta đọc trên Internet. Trước tiên, chúng ta thử tìm hiểu về nội dung mà chúng ta đọc hàng ngày, và tự hỏi: Liệu những điều đó có đáng để chúng ta trả phí?
Ở các Website thiên về nội dung đọc, các nội dung cũng được đưa ra cụ thể. Chẳng hạn như Wikipedia, trang này yêu cầu các bài viết phải đảm bảo một số tiêu chí về nội dung bài viết như sau:
Phần lớn các tiêu chuẩn của Wikipedia được tôi áp dụng. Thông thường, một bài viết có nội dung chất lượng thường có trên >2000 từ. Tất nhiên, viết dài không có nghĩa là bài viết đó "chất lượng". Nhưng một bài viết tốt hiếm khi dưới con số đó. Điều đó có nghĩa là với ngần ấy số chữ, người viết tối thiểu đưa ra được những lập luận và cơ sở đủ vững chắc; nó khác với một bài phát biểu hoặc các văn bản khác.
Chất lượng là chủ quan, và mỗi người có một cách nhìn nhận nó một cách khác nhau. Những người làm báo chính thống cũng có những nguyên tắc nhất định với các bài viết của mình; đôi khi đó là những "nguyên tắc ngầm", bất thành văn. Bởi nó đụng chạm và ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, nhóm người hay tổ chức nào đó.
Chính vì hai chữ "chất lượng" ấy mà tác giả ngày càng ý thức đến "quyền lợi" của mình hơn. Và trước hết, đó là quyền được tôn trọng với các sản phẩm trí tuệ của mình. Trả phí là một hình thức nhạy cảm, song nó là xu thế tất yếu. Bạn không thể thụ hưởng, Copy & Paste cách tùy tiện nữa.
Những Website yêu cầu bạn trả phí, ban đầu bạn sẽ cảm thấy chút khó chịu và bất mãn. Bản thân tôi cũng vậy. Nhưng nếu ngồi xuống và suy xét lại tôi nhận thấy, các trang mà tôi được đề nghị trả một khoản phí cố định hàng tháng thường có nội dung tốt, các bài viết chất lượng và cộng đồng/ ở đó cũng là những thành viên "chất lượng". Họ được tập hợp bởi các thành viên nhiệt huyết cùng đội ngũ tác giả là các chuyên gia trong ngành. Mức phí không cao nhưng là cơ bản, mức đóng góp để duy trì các định hướng tốt đẹp mà những người sáng lập đồng thuận đưa ra. Và hơn hết là các hoạt động, bài viết được đăng tải đều đặn song có trách nhiệm.
Khi Internet mới chập chững đi những bước đầu tiên ở Việt Nam, Trang Business Insider là một trong những Website hàng đầu về các thông tin tài chính-kinh doanh. Trang này được sự hậu thuẫn hùng hậu từ các chuyên gia hàng đầu. Các bài viết rất chất lượng. Theo đánh giá của tôi, hai trang có thông tin tốt nhất về lĩnh vực tài chính & kinh doanh hiện nay là Cafebiz và Brand cũng chỉ bằng một nửa chất lượng của Businessinsider ngày nào. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà Website này không còn tồn tại một vài năm sau đó. Lý do theo tôi có lẽ là bị sao chép quá nhiều mà những người quản trị Web ngày ấy không đủ khả năng và công cụ đủ mạnh để chống lại làn sóng Copy & Paste đến từ đông đảo các "Blogger". Vì khi đó, hàng loạt các cộng đồng Blog ra đời và trở thành xu thế phổ biến. Có thể kể đến là Opera, Yahoo Blog's, và sau này là Blogger/Blogspot. Tôi tự hỏi: Nếu khi đó, Business Insider yêu cầu trả phí thì liệu nó có sớm ra đi không lời từ giã như vậy hay không?
Đứng trước lời đề nghị trả phí, tôi có 3 lựa chọn:
+ Một là loại trang Web đó ra khỏi danh sách đọc hàng ngày.
+ Hai là Trả phí và tiếp tục được đọc những gì tôi thích ở đó.
+ Ba là tiếp tục đọc và chấp nhận với những bài viết hiện có với "chất lượng free". Và tìm một Website khác hay nhiều hơn để đọc.
Ngoài 3 chọn lựa ấy, tôi còn có một lựa chọn khác là tìm cách luồn-lách để có những gì tôi muốn cho bằng được. Đó là lẽ thường, nếu tôi đủ khả năng thì tôi cứ thử. Nếu tôi làm vậy, tôi không khác gì một tên trộm đang cố tìm mọi cách để lèn vào nhà người khác và "mượn tạm" vài thứ trong ngôi nhà đó. Thật may là tôi chưa bao giờ có ý định và xúc tiến một hành động nào để làm việc sai trái đó. Thay vào đó, tôi ra sức đọc và tìm hiểu cũng như dấn thân trải nghiệm nhiều hơn để những gì tôi viết trở nên đáng đọc hơn. Tôi nỗ lực, tôi ra sức và tôi cũng mong nhận được hỗ trợ từ bạn. Nếu một ngày nào đó, M21love không còn miễn phí thì cũng là điều tất yếu mà thôi. Nhưng hiện tại, tôi sẽ giữ sự miễn phí ấy đến chừng nào còn có thể. Điều đó có nghĩa là không quảng cáo, không Spam,... Không lợi ích (Điều đó không bao gồm sử dụng các bài viết của tôi vì mục đích kiếm lợi, đăng trên báo chí mà chưa có sự đồng ý bằng văn bản của tôi.).
Khi bạn phải trả phí, điều đó có nghĩa là bạn đang trả tiền cho những gì mình được thụ hưởng. Trên thực tế, rất ít những bài đáng để bạn trả tiền. Còn những gì thực sự hữu ích, các bài viết chuyên sâu hữu ích thì lại Free, và tác giả vẫn viết và chia sẻ tận tụy. Đôi khi tôi muốn gửi đi một Email để cảm ơn họ, nhưng tất cả những gì tôi thấy chỉ là một cái dòng tác giả hời hợt dưới cuối mỗi bài viết mà không đi kèm với một thông tin liên hệ nào, dù là hình thức giản đơn nhất là Email.
Đó là lý do vì sao tôi không bao giờ đọc một bài viết hay ấn phẩm nào không có tên tác giả cụ thể. Một người có trách nhiệm thì phải có trách nhiệm đến cùng. Tôi chưa thấy người cha mẹ nào lại không dám nhận đứa con mình sinh ra là con mình. Nếu không muốn nói là dù con họ có thế nào thì với họ, đó là niềm tự hào trước hết. Các bài viết cũng như những người con tinh thần của bất kỳ tác giả nào. Không lẽ chúng ta hèn nhát đến mức, ngay cả đứa con mình đẻ ra cũng không dám nhận.
Ở Việt Nam mình chắc có rất ít trang có thể đảm bảo được điều này. Nước ta có Tailieu.vn là một ví dụ. Thực ra tôi không có nhu cầu để sử dụng tài liệu của trang này. Nhưng nó làm tôi để ý vì đây là một trong những trang đi đầu trong xu hướng trả tiền. Và gần đây cũng có nhiều trang đi theo xu hướng đó, trong đó phải kể đến các trang về Sách là chủ yếu.
Không có gì miễn phí hết! Kể cả khí trời, chúng ta cũng phải "mua" bằng việc trả phí hay thuế bảo vệ môi trường. Nếu chúng ta không học cách trả phí trước những gì miễn phí! Nếu chưa học được cách trả phí, rất có thể chúng sẽ phải trả giá với những gì chúng ta được nhận miễn phí trong đời!
Trả phí là một việc thiết yếu. Một mặt nó làm cho người cung cấp cố gắng cải thiện sản phẩm, dịch vụ; mặt khác thúc đẩy người thụ hưởng cân nhắc hơn với mỗi cái nhấp chuột đồng ý bỏ ra một số tiền để chi trả.
Có quá nhiều thứ ngập tràn trên Internet, dù bạn có quan tâm hay không thì nó vẫn cứ tồn tại. Quan trọng hơn hết chính là bạn. Điều bạn quan tâm, lựa chọn và trả phí nói lên bạn thế nào. Thiết nghĩ, nếu những gì bạn nhận được là xứng đáng và thiết yếu thì việc chi trả một khoản phí nhỏ cho việc đọc cũng là điều nên làm.
Nhận định
Thông thường, để viết một bài viết mỗi tác giả cần tham khảo rất nhiều nguồn & đưa ra chỉ dẫn của mình theo ít nhiều những kinh nghiệm vốn có của mình. Tình trạng miễn phí gần như phổ quát ở Việt Nam. Nhưng ngày nay, miễn phí đã-đang và tiếp tục bị thay thế bởi xu thế: Trả phí. Ở các nước Âu Châu hay Mỹ, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ rất nghiêm ngặt, và nó không ngừng được bổ sung theo ngày tháng.
Hiện nay, Google cũng đang ráo riết chuẩn bị cho những thay đổi liên quan đến việc quản lý dữ liệu người dùng(GDPR). Một lộ trình và các thông báo sớm được Google đưa ra cảnh báo. Điều đó cho thấy, con người ngày càng biết để ý đến mình hơn, chú ý đến các thông tin và những gì mình quan tâm. Có thể chúng ta còn nằm ngoài tầm hạn chế của Khu vực Kinh tế Châu Âu(EEA), nhưng đó là hồi chuông cảnh báo sớm cho một xu thế sẽ sớm thành hiện thực. Đó là Trả phí. Kể cả việc đọc.
Hiện nay, từ "miễn phí" được dùng khá nhiều. Nhưng liệu nó có miễn phí?
Câu trả lời là Không! Nếu bạn được miễn phí điều gì thì bạn nên chuẩn bị tinh thần để đối phó với những phiền nhiễu rất có thể từ cái gọi là miễn phí đó. Kinh nghiệm với dịch vụ mạng, Internet, 3G, các phần mềm hay các ứng dụng trên các Apps, Website,... cho chúng ta thấu hiểu cái gọi là miễn phí đó. Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong phạm vi những gì chúng ta đọc trên Internet. Trước tiên, chúng ta thử tìm hiểu về nội dung mà chúng ta đọc hàng ngày, và tự hỏi: Liệu những điều đó có đáng để chúng ta trả phí?
Ở các Website thiên về nội dung đọc, các nội dung cũng được đưa ra cụ thể. Chẳng hạn như Wikipedia, trang này yêu cầu các bài viết phải đảm bảo một số tiêu chí về nội dung bài viết như sau:
- Giải thích biệt ngữ
- Giảm thiểu những nội dung vô nghĩa không có giá trị
- Trình bày rõ ràng, dễ hiểu
- Trích dẫn nguồn tham khảo: cung cấp cho người đọc nguồn thông tin tham khảo một cách đầy đủ và chính xác nhất có thể
- Tính kiểm chứng: đảm bảo thông tin trích dẫn có thể kiểm chứng dễ dàng khi cần thiết (điều này không có nghĩa là thông tin phải là "chính thức", nhưng cũng phải đảm bảo khả năng kiểm chứng được là nó tồn tại và được đưa ra đúng như vậy)
- Tránh những gì viết ra có thể nhanh chóng bị lạc hậu
- Tránh lạc chủ đề
- Cảnh báo độc giả về những chi tiết trong bài viết có thể gây ảnh hưởng xấu
- Phải đảm bảo bài viết mang lại ích lợi cho độc giả (coi độc giả là yếu tố quan trọng khi viết bài)
- Nên kiểm tra số liệu đưa ra
- Nên tóm tắt nội dung thảo luận
- Tránh dùng từ ngữ có tính khoe mẽ
- Tránh những nội dung thể hiện sự chủ quan
- Bài viết tránh nói về chính nó
- Tránh những từ hoặc câu thể hiện quan điểm cá nhân
- Các thuật toán sử dụng trên Wikipedia
- Tránh mớm kết luận cho độc giả
- Wikipedia:Trước khi viết về một bài, nên tìm xem đã có sẵn bài viết đó hay chưa
- Có ít nhất một liên kết dẫn tới một trang khác.
Phần lớn các tiêu chuẩn của Wikipedia được tôi áp dụng. Thông thường, một bài viết có nội dung chất lượng thường có trên >2000 từ. Tất nhiên, viết dài không có nghĩa là bài viết đó "chất lượng". Nhưng một bài viết tốt hiếm khi dưới con số đó. Điều đó có nghĩa là với ngần ấy số chữ, người viết tối thiểu đưa ra được những lập luận và cơ sở đủ vững chắc; nó khác với một bài phát biểu hoặc các văn bản khác.
Chất lượng là chủ quan, và mỗi người có một cách nhìn nhận nó một cách khác nhau. Những người làm báo chính thống cũng có những nguyên tắc nhất định với các bài viết của mình; đôi khi đó là những "nguyên tắc ngầm", bất thành văn. Bởi nó đụng chạm và ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, nhóm người hay tổ chức nào đó.
Chính vì hai chữ "chất lượng" ấy mà tác giả ngày càng ý thức đến "quyền lợi" của mình hơn. Và trước hết, đó là quyền được tôn trọng với các sản phẩm trí tuệ của mình. Trả phí là một hình thức nhạy cảm, song nó là xu thế tất yếu. Bạn không thể thụ hưởng, Copy & Paste cách tùy tiện nữa.
Tại sao chúng ta nên trả phí?
Những Website yêu cầu bạn trả phí, ban đầu bạn sẽ cảm thấy chút khó chịu và bất mãn. Bản thân tôi cũng vậy. Nhưng nếu ngồi xuống và suy xét lại tôi nhận thấy, các trang mà tôi được đề nghị trả một khoản phí cố định hàng tháng thường có nội dung tốt, các bài viết chất lượng và cộng đồng/ ở đó cũng là những thành viên "chất lượng". Họ được tập hợp bởi các thành viên nhiệt huyết cùng đội ngũ tác giả là các chuyên gia trong ngành. Mức phí không cao nhưng là cơ bản, mức đóng góp để duy trì các định hướng tốt đẹp mà những người sáng lập đồng thuận đưa ra. Và hơn hết là các hoạt động, bài viết được đăng tải đều đặn song có trách nhiệm.
Khi Internet mới chập chững đi những bước đầu tiên ở Việt Nam, Trang Business Insider là một trong những Website hàng đầu về các thông tin tài chính-kinh doanh. Trang này được sự hậu thuẫn hùng hậu từ các chuyên gia hàng đầu. Các bài viết rất chất lượng. Theo đánh giá của tôi, hai trang có thông tin tốt nhất về lĩnh vực tài chính & kinh doanh hiện nay là Cafebiz và Brand cũng chỉ bằng một nửa chất lượng của Businessinsider ngày nào. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà Website này không còn tồn tại một vài năm sau đó. Lý do theo tôi có lẽ là bị sao chép quá nhiều mà những người quản trị Web ngày ấy không đủ khả năng và công cụ đủ mạnh để chống lại làn sóng Copy & Paste đến từ đông đảo các "Blogger". Vì khi đó, hàng loạt các cộng đồng Blog ra đời và trở thành xu thế phổ biến. Có thể kể đến là Opera, Yahoo Blog's, và sau này là Blogger/Blogspot. Tôi tự hỏi: Nếu khi đó, Business Insider yêu cầu trả phí thì liệu nó có sớm ra đi không lời từ giã như vậy hay không?
Đứng trước lời đề nghị trả phí, tôi có 3 lựa chọn:
+ Một là loại trang Web đó ra khỏi danh sách đọc hàng ngày.
+ Hai là Trả phí và tiếp tục được đọc những gì tôi thích ở đó.
+ Ba là tiếp tục đọc và chấp nhận với những bài viết hiện có với "chất lượng free". Và tìm một Website khác hay nhiều hơn để đọc.
Ngoài 3 chọn lựa ấy, tôi còn có một lựa chọn khác là tìm cách luồn-lách để có những gì tôi muốn cho bằng được. Đó là lẽ thường, nếu tôi đủ khả năng thì tôi cứ thử. Nếu tôi làm vậy, tôi không khác gì một tên trộm đang cố tìm mọi cách để lèn vào nhà người khác và "mượn tạm" vài thứ trong ngôi nhà đó. Thật may là tôi chưa bao giờ có ý định và xúc tiến một hành động nào để làm việc sai trái đó. Thay vào đó, tôi ra sức đọc và tìm hiểu cũng như dấn thân trải nghiệm nhiều hơn để những gì tôi viết trở nên đáng đọc hơn. Tôi nỗ lực, tôi ra sức và tôi cũng mong nhận được hỗ trợ từ bạn. Nếu một ngày nào đó, M21love không còn miễn phí thì cũng là điều tất yếu mà thôi. Nhưng hiện tại, tôi sẽ giữ sự miễn phí ấy đến chừng nào còn có thể. Điều đó có nghĩa là không quảng cáo, không Spam,... Không lợi ích (Điều đó không bao gồm sử dụng các bài viết của tôi vì mục đích kiếm lợi, đăng trên báo chí mà chưa có sự đồng ý bằng văn bản của tôi.).
Khi bạn phải trả phí, điều đó có nghĩa là bạn đang trả tiền cho những gì mình được thụ hưởng. Trên thực tế, rất ít những bài đáng để bạn trả tiền. Còn những gì thực sự hữu ích, các bài viết chuyên sâu hữu ích thì lại Free, và tác giả vẫn viết và chia sẻ tận tụy. Đôi khi tôi muốn gửi đi một Email để cảm ơn họ, nhưng tất cả những gì tôi thấy chỉ là một cái dòng tác giả hời hợt dưới cuối mỗi bài viết mà không đi kèm với một thông tin liên hệ nào, dù là hình thức giản đơn nhất là Email.
Đó là lý do vì sao tôi không bao giờ đọc một bài viết hay ấn phẩm nào không có tên tác giả cụ thể. Một người có trách nhiệm thì phải có trách nhiệm đến cùng. Tôi chưa thấy người cha mẹ nào lại không dám nhận đứa con mình sinh ra là con mình. Nếu không muốn nói là dù con họ có thế nào thì với họ, đó là niềm tự hào trước hết. Các bài viết cũng như những người con tinh thần của bất kỳ tác giả nào. Không lẽ chúng ta hèn nhát đến mức, ngay cả đứa con mình đẻ ra cũng không dám nhận.
Ở Việt Nam mình chắc có rất ít trang có thể đảm bảo được điều này. Nước ta có Tailieu.vn là một ví dụ. Thực ra tôi không có nhu cầu để sử dụng tài liệu của trang này. Nhưng nó làm tôi để ý vì đây là một trong những trang đi đầu trong xu hướng trả tiền. Và gần đây cũng có nhiều trang đi theo xu hướng đó, trong đó phải kể đến các trang về Sách là chủ yếu.
Kết luận
Không có gì miễn phí hết! Kể cả khí trời, chúng ta cũng phải "mua" bằng việc trả phí hay thuế bảo vệ môi trường. Nếu chúng ta không học cách trả phí trước những gì miễn phí! Nếu chưa học được cách trả phí, rất có thể chúng sẽ phải trả giá với những gì chúng ta được nhận miễn phí trong đời!
Trả phí là một việc thiết yếu. Một mặt nó làm cho người cung cấp cố gắng cải thiện sản phẩm, dịch vụ; mặt khác thúc đẩy người thụ hưởng cân nhắc hơn với mỗi cái nhấp chuột đồng ý bỏ ra một số tiền để chi trả.
Có quá nhiều thứ ngập tràn trên Internet, dù bạn có quan tâm hay không thì nó vẫn cứ tồn tại. Quan trọng hơn hết chính là bạn. Điều bạn quan tâm, lựa chọn và trả phí nói lên bạn thế nào. Thiết nghĩ, nếu những gì bạn nhận được là xứng đáng và thiết yếu thì việc chi trả một khoản phí nhỏ cho việc đọc cũng là điều nên làm.
Đăng nhận xét