Mỗi người đều chọn cho mình lối sống tối giản khác nhau. Mức độ "tối giản" thế nào thì còn tùy mỗi người. Riêng tôi, nó giúp tôi tiết kiệm, trang trải và đi qua những năm tháng khi còn là sinh viên. Khi đó, câu khẩu hiệu khi phải đối mặt với các vấn đề tài chính là "Sinh viên nghèo lắm thầy/cô ơi!". Những lúc ấy, thầy/cô của chúng tôi cũng vui vẻ và đùa lại một câu "Đương nhiên, sinh viên nào mà không nghèo". Mỗi lần tôi nghĩ đến những câu nói ấy, chúng là động lực song cũng là nền tảng thảm hại nhất mà đời tôi từng biết. Vì lẽ đó, sau này có khó khăn hay rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã hơn thì cũng chẳng thấm thía gì so với thời sinh viên của mình.
Dù bạn có điều kiện hay không, thì việc tối giản là cần thiết. Một ly nước không thể cứ đổ mãi nước vào được, đến một lúc nào đó nó sẽ đầy rồi tràn ra ngoài, dẫn đến sự thất thoát lẽ ra không đáng. Tương tự, đầu óc con người cũng thế, chúng ta chẳng thể nào cứ học, cứ đọc, cứ nhồi nhét mãi vào được nhưng phải quên đi những gì không cần thiết. Qúa trình đó là một quy luật, nó không tức khắc phản ứng ngay, nhưng nó cứ từ từ rồi một ngày ta phát hiện đã quên lúc nào chẳng hay.
Tối giản cho cuộc sống của bạn. Tối giản cho những gì xung quanh bạn. Tuy nhiên, tối giản không có nghĩa là khư khư, bo bo chỉ biết mình; mà nó là phương pháp để bạn "thanh lọc" những gì không thực sự cần thiết, tinh giản những gì không còn phù hợp để bạn sống yên vui, mạnh khỏe và hạnh phúc.
Và đây là một vài lời đề nghị hữu ích mà bạn có thể cân nhắc.
Mua sắm là sở thích của mọi người. Đặc biệt là phụ nữ. Họ thích là mua, cho dù chỉ mặc hay dùng một lần. Thiết nghĩ, những vật dụng có tính chất thường nhật, nhưng bạn đã "quên để ý" đến chúng từ 1 tháng đến 6 tháng thì nên cân nhắc việc đi hay ở của chúng. Đó là dấu hiệu cho thấy có thể với bạn, chúng không thực sự cần thiết. Nguyên do của việc giữ lại này là, nếu bạn không thích nó, bạn đã không giữ nó.
Theo những gì tôi biết thì phần lớn mọi người quyết định chọn lựa mua một đồ vật nào đó dựa trên 20%-30% chủ đích của họ, còn 70%-80% là vì những yếu tố khách quan như nổi hứng, tác động từ người bán hàng, khách hàng cùng mua sắm tại tiệm hoặc ý định bất chợt nảy sinh. Điều đó lý giải cho những sai lầm khi mua sắm. Khi mua thì cảm thấy rất ưng ý, nhưng khi dùng thì cảm thấy không thoải mái, đặc biệt khi ai đó phê bình, nói ra nói vào. Dù không còn mặn mà, nhưng không đành lòng từ bỏ. "Bỏ thì thương, vương thì tội", "tiến thoái lưỡng nan".
Hàng tháng là thời điểm tốt để chúng ta xem xét và cân nhắc. Nó không quá ngắn nhưng cũng không dài để đưa ra các quyết định. Điều này tôi cho là nên làm bởi lẽ, khi bạn biết yêu quý mái nhà của mình, tất yếu bạn quan tâm đến trật tự trong tổ ấm của mình. Nếu bạn có gia đình, 1 tháng mà cả 2 vợ chồng hoặc một trong hai không mảy may để ý đến những gì tồn tại trong nhà thì đó là tình trạng đáng lo ngại hơn là lạc quan cho rằng đối tác của mình đã chu toàn hết. Dù là vợ hay chồng thì ai cũng có bổn phận với tổ ấm của mình. Đừng phân biệt!
Tôi không thể nhớ nổi những gì mình đã gạt bỏ vào xọt rác. Một vài trong số chúng mang đến sự hối tiếc đáng kể về sau, nhưng tôi đã sớm quên lãng và sớm có thứ tốt hơn để thay thế. Điều đó cho thấy rằng những thứ chúng ta có thể gắn bó, yêu thích không có ý nghĩa nhiều như chúng ta nghĩ.
Chuyện tình cảm là một ví dụ hay để chúng ta nhận ra điều này. Khi quen một đối tượng, bạn và người ấy mất rất nhiều thời gian và công sức đầu tư cho mối quan hệ đó. Những món quà là điều không thể thiếu. Quen càng lâu, thì những vật phẩm đáng lưu giữ càng nhiều. Vì lý do nào đó phải chia tay. Rồi quen người mới, trong khi bạn không thể để lại những tặng phẩm ấy ở đâu đó khi quen người mới. Chúng cần được loại bỏ cách triệt để. Người mới không nhắc bạn việc đó, không phải họ không biết nhưng họ cho bạn thời gian để từ bỏ cái cũ mà thay vào đó là tiếp nhận cái mới. Thật khó khăn khi tự tay vứt bỏ những "kỷ niệm" đó. Nhưng sau đó một thời gian, chúng chỉ còn lại là những câu chuyện, những hồi ức chẳng mấy khi nhắc đến.
Tôi hiểu rằng việc chống lại sự thôi thúc, thèm muốn về điều gì đó "lọt vào mắt" là khó cưỡng lại. Bạn chỉ có thể hài hòa sự hấp dẫn đó với việc tối giản; là thói quen từ bỏ những thứ bạn chưa thực sự sử dụng thường xuyên hoặc không có giá trị. Thói quen chọn lọc giúp bạn nhận ra nhiều thứ và có nhiều kinh nghiệm để cân nhắc khi muốn mua sắm một thứ gì đó.
"Smart Phone" tôi hiểu là những chiếc điện thoại thông minh. Nhưng tôi lại thấy phần lớn người dùng có chung 2 vấn đề: một là theo cho có với người; hai là việc sử dụng chiếc điện thoại cách thông minh. Phần lớn người dùng không hiểu những gì cơ bản nhất khi dùng một chiếc điện thoại. Sạc điện thoại là một ví dụ. Ai cũng biết cần sạc đủ thời gian thì pin điện thoại mới hạn chế được vấn đề chai pin, nhưng không mấy ai tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Rất hiếm người đọc hết chữ trên bản hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phần lớn những chiếc điện thoại được sử dụng cho việc Chat, nhắn tin, nghe nhạc, xem video và chụp ảnh. Sự thông minh của một chiếc điện thoại nằm ở con chip vi xử lý, chính xác nó là tốc độ vi xử lý các yêu cầu của người dùng. Một chiếc điện thoại không có nhiều tính năng thông dụng không có nghĩa là nó kém thông minh. Sở dĩ tôi cho là người dùng kém thông minh là vì họ dành phần lớn thời gian của mình vào những gì giản đơn, mà những điều giản đơn ấy không cần đến một chiếc "smartphone".
Chúng ta bị chi phối bởi rất nhiều các thông báo. Bản thân tôi không thích dùng mạng xã hội là vì các thông báo quá nhiều, tôi bị chi phối và cảm thấy mất nhiều thời gian mà tôi cho là không đáng. Khi tôi mời một ai đó cà phê, tôi hạn chế tối đa việc bị chi phối bởi các tin nhắn hay thông báo; nhưng đối tượng của tôi thì xem chúng là điều hiển nhiên. Tôi cảm thấy không vui về điều đó, khi tình trạng đó diễn ra liên tục và quá nhiều. Ai tôn trọng tôi và hiểu tôi, họ sẽ tự điều chỉnh như cách mà tôi tôn trọng họ. Không hoàn toàn nhưng ở mức độ vừa phải, chấp nhận được.
Nếu có thể, hãy tắt hầu hết các thông báo, trừ những tin mà bạn muốn nhận. Điện thoại là phương tiện để bạn sử dụng, tuyệt đối không phải là kẻ quấy rối suốt ngày cứ khều bạn và buộc bạn phải để ý đến chúng.
Khi bạn xóa một mạng xã hội, bạn đang từ bỏ một thói quen. Tương tự như hút thuốc lá, không phải một hay vài ngày hay vài tháng mới bỏ được hẳn. Cảm giác những ngày đầu thấy thiếu thiếu thứ gì đó, khó chịu - bạn biết cảm giác đó - cảm thấy như có một sự hấp dẫn nào đó cứ liên hồi thôi thúc bản thân phải đăng nhập và tương tác. Nếu việc từ bỏ không thắng được thời gian đầy cám dỗ đó, thì tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Hậu quả là sa vào các luồng tin và sa đà vào cái màn hình bé nhỏ của chiếc điện thoại - trên xe Bus, trong thang máy, ngồi công viên, hay bất kỳ đâu, hoạt động đang diễn ra là gì - để tránh sự nhàm chán.
Nếu bạn hướng đến một sự giải thoát, điều đó cần rất nhiều đảm lượng và ý chí.
9/10 những gì hàng ngày bạn được chia sẻ đều vô nghĩa với bạn. Vì vậy, thay vào đó, mở Google và gõ những gì bạn cần và tìm hiểu về chúng. Điều đó ban đầu không dễ chịu nhưng chỉ vài ngày là bạn sẽ quen và thành thục. Không có gì dễ đi vào trong bạn bằng sự trải nghiệm và ý thức muốn trau dồi của bạn. Bạn tìm ra sự lý thú và những trải nghiệm ngọt ngào thay vì bị spam bởi những gì người khác mang đến.
Nói cách khác, đó là cách bạn từ là người bị động chuyển sang người sống cuộc sống chủ động. Bạn không còn mong chờ người khác sẻ chia, ảnh hưởng tới bạn nhưng là bạn chủ động tìm kiếm chúng, chinh phục chúng và sau cùng, bạn là đề tài để người khác chia sẻ. Đó có được coi là một lợi ích mà sự tối giản mang lại?
Trong số 3,081 thảo luận về động lực thúc đẩy thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, có tới 31% người thảo luận cho rằng điều đó sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của họ một cách toàn diện. Nỗi lo ngại về nhịp sống vội vàng của đô thị, những người tham gia thảo luận cho rằng ăn uống lành mạnh là một thói quen mới khó rèn luyện nhưng đem lại kết quả tốt đẹp về lâu dài đối với mọi mặt cho con người, cả thể chất và tinh thần.
Khi nói đến việc ăn uống lành mạnh, triết lý chung của tôi là ăn những bữa ăn tương đối lành mạnh và sau đó thưởng thức một số món ăn vặt không bổ dưỡng. Bằng cách đơn giản hóa mọi thứ, tôi có thể mua sắm hàng tạp hóa nhanh chóng, dành ít thời gian chuẩn bị bữa ăn và giảm chi phí ăn uống hàng tháng của tôi.
Khi mà chúng ta được tiếp cận dễ dàng hơn với thẻ tín dụng, chúng ta sa lầy trong bức tranh tài chính của chính mình. Một điều dễ nhận thấy là thay vì tận dụng tối đa sự tiện ích của nó, chúng ta trở thành "con nợ" lúc nào không hay. Tôi từng là người mua tất cả mọi thứ bằng thẻ tín dụng. Cho đến khi tôi nhìn lại các khoản mục tôi phải chi trả, các con số làm tôi bàng hoàng. Đó là lúc tôi cần ngồi xuống và nghiêm túc lại với tình trạng chi tiêu của mình.
Tôi không phải người sợ nợ, tôi luôn sống trong tình trạng "nợ" vì tôi cho đó là điều hiển nhiên. Nhưng thay vì để bản thân rơi vào tình trạng xấu với nợ, tôi cải thiện khả năng quản lý nó.
Tôi không chỉ học cách cố ý, tôi đã loại bỏ được sự lo lắng về tài chính đã từng làm cho cuộc sống của tôi trở nên tồi tệ. Đưa ra quyết định có ý thức mua những thứ vật chất ít hơn và đầu tư vào những kinh nghiệm hoặc bản thân tôi (ví dụ như sách), đã dẫn đến một nhận thức sâu sắc rằng điều đó làm tôi hài lòng.
Trải nghiệm một lối sống tối giản là một hành trình vô cùng cá nhân.
Sự tối giản không chỉ cần thiết cho những đại diện vật chất, nó còn được xét ở khía cạnh là những thứ không mang lại giá trị nào cho cuộc sống của bạn. Khi bạn gạt bỏ được hầu hết những điều vô giá trị đó, bạn có nhiều thời gian và công sức cho những điều quan trọng, thực sự có giá trị. Một phép toán trừ nhưng là để bổ sung.
Đối với tôi, chủ nghĩa tối giản luôn là một sự thay đổi trong suy nghĩ. Làm giảm tiếng ồn của một thế giới ngày càng ồn ào. Làm tan biến hàng triệu ý nghĩ chảy qua tâm trí khỉ của tôi. Cho phép bản thân mình chậm lại và hít thở, cảm nhận.
Bằng cách giảm số quyết định mà tôi đưa ra, tránh tiêu xài vào những thứ mang lại ảo tưởng về niềm vui và hạnh phúc, và thiết lập các mô hình đơn giản hóa cho những thứ như bữa ăn và tiền của tôi, tôi có thể tập trung hơn vào những thứ thực sự quan trọng: sức khỏe, công việc và người thân của tôi. Vì sự thay đổi này, tôi hạnh phúc hơn, bình tĩnh hơn và cảm thấy tự do hơn.
Nếu chủ nghĩa tối giản vẫn không dành cho bạn, tôi hiểu. Không có lối sống, triết học hay học thuyết duy nhất nào có ý nghĩa với mọi người. Nhưng nó là một khái niệm cực kỳ chung chung mà chúng ta có thể tinh chỉnh khi chúng ta thấy phù hợp. Tôi đã học được rằng việc chấp nhận sự đơn giản không có nghĩa là bạn không biết về những đặc quyền của mình. Trong thực tế, tôi sẽ lập luận rằng nó giải phóng nhiều tài nguyên của bạn hơn để sử dụng đặc quyền của bạn cho lợi ích xã hội.
Đối với tôi, khi sống một cuộc sống đơn giản, nó giữ tôi bình tĩnh trong một thành phố hỗn loạn. Nó giữ cho tôi lành mạnh trong một môi trường làm việc căng thẳng. Và quan trọng nhất, nó giữ vững những quan điểm tôi nhận thức cho các vấn đề hàng ngày của tôi.
Tôi không thể nói rằng việc áp dụng một lối sống tối giản là câu trả lời cho tất cả các vấn đề của tôi hay bạn, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng nó làm cho cuộc sống của tôi trở nên lành mạnh, chuyên nghiệp và bền vững.
Dù bạn có điều kiện hay không, thì việc tối giản là cần thiết. Một ly nước không thể cứ đổ mãi nước vào được, đến một lúc nào đó nó sẽ đầy rồi tràn ra ngoài, dẫn đến sự thất thoát lẽ ra không đáng. Tương tự, đầu óc con người cũng thế, chúng ta chẳng thể nào cứ học, cứ đọc, cứ nhồi nhét mãi vào được nhưng phải quên đi những gì không cần thiết. Qúa trình đó là một quy luật, nó không tức khắc phản ứng ngay, nhưng nó cứ từ từ rồi một ngày ta phát hiện đã quên lúc nào chẳng hay.
Tối giản cho cuộc sống của bạn. Tối giản cho những gì xung quanh bạn. Tuy nhiên, tối giản không có nghĩa là khư khư, bo bo chỉ biết mình; mà nó là phương pháp để bạn "thanh lọc" những gì không thực sự cần thiết, tinh giản những gì không còn phù hợp để bạn sống yên vui, mạnh khỏe và hạnh phúc.
Và đây là một vài lời đề nghị hữu ích mà bạn có thể cân nhắc.
Chỉ giữ lại những thứ thực sự cần thiết
Mua sắm là sở thích của mọi người. Đặc biệt là phụ nữ. Họ thích là mua, cho dù chỉ mặc hay dùng một lần. Thiết nghĩ, những vật dụng có tính chất thường nhật, nhưng bạn đã "quên để ý" đến chúng từ 1 tháng đến 6 tháng thì nên cân nhắc việc đi hay ở của chúng. Đó là dấu hiệu cho thấy có thể với bạn, chúng không thực sự cần thiết. Nguyên do của việc giữ lại này là, nếu bạn không thích nó, bạn đã không giữ nó.
Theo những gì tôi biết thì phần lớn mọi người quyết định chọn lựa mua một đồ vật nào đó dựa trên 20%-30% chủ đích của họ, còn 70%-80% là vì những yếu tố khách quan như nổi hứng, tác động từ người bán hàng, khách hàng cùng mua sắm tại tiệm hoặc ý định bất chợt nảy sinh. Điều đó lý giải cho những sai lầm khi mua sắm. Khi mua thì cảm thấy rất ưng ý, nhưng khi dùng thì cảm thấy không thoải mái, đặc biệt khi ai đó phê bình, nói ra nói vào. Dù không còn mặn mà, nhưng không đành lòng từ bỏ. "Bỏ thì thương, vương thì tội", "tiến thoái lưỡng nan".
Hàng tháng là thời điểm tốt để chúng ta xem xét và cân nhắc. Nó không quá ngắn nhưng cũng không dài để đưa ra các quyết định. Điều này tôi cho là nên làm bởi lẽ, khi bạn biết yêu quý mái nhà của mình, tất yếu bạn quan tâm đến trật tự trong tổ ấm của mình. Nếu bạn có gia đình, 1 tháng mà cả 2 vợ chồng hoặc một trong hai không mảy may để ý đến những gì tồn tại trong nhà thì đó là tình trạng đáng lo ngại hơn là lạc quan cho rằng đối tác của mình đã chu toàn hết. Dù là vợ hay chồng thì ai cũng có bổn phận với tổ ấm của mình. Đừng phân biệt!
Tôi không thể nhớ nổi những gì mình đã gạt bỏ vào xọt rác. Một vài trong số chúng mang đến sự hối tiếc đáng kể về sau, nhưng tôi đã sớm quên lãng và sớm có thứ tốt hơn để thay thế. Điều đó cho thấy rằng những thứ chúng ta có thể gắn bó, yêu thích không có ý nghĩa nhiều như chúng ta nghĩ.
Chuyện tình cảm là một ví dụ hay để chúng ta nhận ra điều này. Khi quen một đối tượng, bạn và người ấy mất rất nhiều thời gian và công sức đầu tư cho mối quan hệ đó. Những món quà là điều không thể thiếu. Quen càng lâu, thì những vật phẩm đáng lưu giữ càng nhiều. Vì lý do nào đó phải chia tay. Rồi quen người mới, trong khi bạn không thể để lại những tặng phẩm ấy ở đâu đó khi quen người mới. Chúng cần được loại bỏ cách triệt để. Người mới không nhắc bạn việc đó, không phải họ không biết nhưng họ cho bạn thời gian để từ bỏ cái cũ mà thay vào đó là tiếp nhận cái mới. Thật khó khăn khi tự tay vứt bỏ những "kỷ niệm" đó. Nhưng sau đó một thời gian, chúng chỉ còn lại là những câu chuyện, những hồi ức chẳng mấy khi nhắc đến.
Tôi hiểu rằng việc chống lại sự thôi thúc, thèm muốn về điều gì đó "lọt vào mắt" là khó cưỡng lại. Bạn chỉ có thể hài hòa sự hấp dẫn đó với việc tối giản; là thói quen từ bỏ những thứ bạn chưa thực sự sử dụng thường xuyên hoặc không có giá trị. Thói quen chọn lọc giúp bạn nhận ra nhiều thứ và có nhiều kinh nghiệm để cân nhắc khi muốn mua sắm một thứ gì đó.
Tắt tất cả các thông báo trên điện thoại của bạn
"Smart Phone" tôi hiểu là những chiếc điện thoại thông minh. Nhưng tôi lại thấy phần lớn người dùng có chung 2 vấn đề: một là theo cho có với người; hai là việc sử dụng chiếc điện thoại cách thông minh. Phần lớn người dùng không hiểu những gì cơ bản nhất khi dùng một chiếc điện thoại. Sạc điện thoại là một ví dụ. Ai cũng biết cần sạc đủ thời gian thì pin điện thoại mới hạn chế được vấn đề chai pin, nhưng không mấy ai tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Rất hiếm người đọc hết chữ trên bản hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phần lớn những chiếc điện thoại được sử dụng cho việc Chat, nhắn tin, nghe nhạc, xem video và chụp ảnh. Sự thông minh của một chiếc điện thoại nằm ở con chip vi xử lý, chính xác nó là tốc độ vi xử lý các yêu cầu của người dùng. Một chiếc điện thoại không có nhiều tính năng thông dụng không có nghĩa là nó kém thông minh. Sở dĩ tôi cho là người dùng kém thông minh là vì họ dành phần lớn thời gian của mình vào những gì giản đơn, mà những điều giản đơn ấy không cần đến một chiếc "smartphone".
Chúng ta bị chi phối bởi rất nhiều các thông báo. Bản thân tôi không thích dùng mạng xã hội là vì các thông báo quá nhiều, tôi bị chi phối và cảm thấy mất nhiều thời gian mà tôi cho là không đáng. Khi tôi mời một ai đó cà phê, tôi hạn chế tối đa việc bị chi phối bởi các tin nhắn hay thông báo; nhưng đối tượng của tôi thì xem chúng là điều hiển nhiên. Tôi cảm thấy không vui về điều đó, khi tình trạng đó diễn ra liên tục và quá nhiều. Ai tôn trọng tôi và hiểu tôi, họ sẽ tự điều chỉnh như cách mà tôi tôn trọng họ. Không hoàn toàn nhưng ở mức độ vừa phải, chấp nhận được.
Nếu có thể, hãy tắt hầu hết các thông báo, trừ những tin mà bạn muốn nhận. Điện thoại là phương tiện để bạn sử dụng, tuyệt đối không phải là kẻ quấy rối suốt ngày cứ khều bạn và buộc bạn phải để ý đến chúng.
Thoát hoặc xóa các mạng xã hội
Khi bạn xóa một mạng xã hội, bạn đang từ bỏ một thói quen. Tương tự như hút thuốc lá, không phải một hay vài ngày hay vài tháng mới bỏ được hẳn. Cảm giác những ngày đầu thấy thiếu thiếu thứ gì đó, khó chịu - bạn biết cảm giác đó - cảm thấy như có một sự hấp dẫn nào đó cứ liên hồi thôi thúc bản thân phải đăng nhập và tương tác. Nếu việc từ bỏ không thắng được thời gian đầy cám dỗ đó, thì tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Hậu quả là sa vào các luồng tin và sa đà vào cái màn hình bé nhỏ của chiếc điện thoại - trên xe Bus, trong thang máy, ngồi công viên, hay bất kỳ đâu, hoạt động đang diễn ra là gì - để tránh sự nhàm chán.
Nếu bạn hướng đến một sự giải thoát, điều đó cần rất nhiều đảm lượng và ý chí.
9/10 những gì hàng ngày bạn được chia sẻ đều vô nghĩa với bạn. Vì vậy, thay vào đó, mở Google và gõ những gì bạn cần và tìm hiểu về chúng. Điều đó ban đầu không dễ chịu nhưng chỉ vài ngày là bạn sẽ quen và thành thục. Không có gì dễ đi vào trong bạn bằng sự trải nghiệm và ý thức muốn trau dồi của bạn. Bạn tìm ra sự lý thú và những trải nghiệm ngọt ngào thay vì bị spam bởi những gì người khác mang đến.
Nói cách khác, đó là cách bạn từ là người bị động chuyển sang người sống cuộc sống chủ động. Bạn không còn mong chờ người khác sẻ chia, ảnh hưởng tới bạn nhưng là bạn chủ động tìm kiếm chúng, chinh phục chúng và sau cùng, bạn là đề tài để người khác chia sẻ. Đó có được coi là một lợi ích mà sự tối giản mang lại?
Những bữa ăn thanh đạm
Trong số 3,081 thảo luận về động lực thúc đẩy thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, có tới 31% người thảo luận cho rằng điều đó sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của họ một cách toàn diện. Nỗi lo ngại về nhịp sống vội vàng của đô thị, những người tham gia thảo luận cho rằng ăn uống lành mạnh là một thói quen mới khó rèn luyện nhưng đem lại kết quả tốt đẹp về lâu dài đối với mọi mặt cho con người, cả thể chất và tinh thần.
Khi nói đến việc ăn uống lành mạnh, triết lý chung của tôi là ăn những bữa ăn tương đối lành mạnh và sau đó thưởng thức một số món ăn vặt không bổ dưỡng. Bằng cách đơn giản hóa mọi thứ, tôi có thể mua sắm hàng tạp hóa nhanh chóng, dành ít thời gian chuẩn bị bữa ăn và giảm chi phí ăn uống hàng tháng của tôi.
Đơn giản hóa tài chính của bạn
Khi mà chúng ta được tiếp cận dễ dàng hơn với thẻ tín dụng, chúng ta sa lầy trong bức tranh tài chính của chính mình. Một điều dễ nhận thấy là thay vì tận dụng tối đa sự tiện ích của nó, chúng ta trở thành "con nợ" lúc nào không hay. Tôi từng là người mua tất cả mọi thứ bằng thẻ tín dụng. Cho đến khi tôi nhìn lại các khoản mục tôi phải chi trả, các con số làm tôi bàng hoàng. Đó là lúc tôi cần ngồi xuống và nghiêm túc lại với tình trạng chi tiêu của mình.
Tôi không phải người sợ nợ, tôi luôn sống trong tình trạng "nợ" vì tôi cho đó là điều hiển nhiên. Nhưng thay vì để bản thân rơi vào tình trạng xấu với nợ, tôi cải thiện khả năng quản lý nó.
Tôi không chỉ học cách cố ý, tôi đã loại bỏ được sự lo lắng về tài chính đã từng làm cho cuộc sống của tôi trở nên tồi tệ. Đưa ra quyết định có ý thức mua những thứ vật chất ít hơn và đầu tư vào những kinh nghiệm hoặc bản thân tôi (ví dụ như sách), đã dẫn đến một nhận thức sâu sắc rằng điều đó làm tôi hài lòng.
Trải nghiệm một lối sống tối giản là một hành trình vô cùng cá nhân.
Sự tối giản không chỉ cần thiết cho những đại diện vật chất, nó còn được xét ở khía cạnh là những thứ không mang lại giá trị nào cho cuộc sống của bạn. Khi bạn gạt bỏ được hầu hết những điều vô giá trị đó, bạn có nhiều thời gian và công sức cho những điều quan trọng, thực sự có giá trị. Một phép toán trừ nhưng là để bổ sung.
Đối với tôi, chủ nghĩa tối giản luôn là một sự thay đổi trong suy nghĩ. Làm giảm tiếng ồn của một thế giới ngày càng ồn ào. Làm tan biến hàng triệu ý nghĩ chảy qua tâm trí khỉ của tôi. Cho phép bản thân mình chậm lại và hít thở, cảm nhận.
Bằng cách giảm số quyết định mà tôi đưa ra, tránh tiêu xài vào những thứ mang lại ảo tưởng về niềm vui và hạnh phúc, và thiết lập các mô hình đơn giản hóa cho những thứ như bữa ăn và tiền của tôi, tôi có thể tập trung hơn vào những thứ thực sự quan trọng: sức khỏe, công việc và người thân của tôi. Vì sự thay đổi này, tôi hạnh phúc hơn, bình tĩnh hơn và cảm thấy tự do hơn.
"Mặc dù tất cả mọi người tôn thờ chủ nghĩa tối giản khác nhau, mỗi con đường đều dẫn đến cùng một nơi: một cuộc sống với nhiều thời gian hơn, nhiều tiền hơn, và tự do hơn để sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn."
Nếu chủ nghĩa tối giản vẫn không dành cho bạn, tôi hiểu. Không có lối sống, triết học hay học thuyết duy nhất nào có ý nghĩa với mọi người. Nhưng nó là một khái niệm cực kỳ chung chung mà chúng ta có thể tinh chỉnh khi chúng ta thấy phù hợp. Tôi đã học được rằng việc chấp nhận sự đơn giản không có nghĩa là bạn không biết về những đặc quyền của mình. Trong thực tế, tôi sẽ lập luận rằng nó giải phóng nhiều tài nguyên của bạn hơn để sử dụng đặc quyền của bạn cho lợi ích xã hội.
Đối với tôi, khi sống một cuộc sống đơn giản, nó giữ tôi bình tĩnh trong một thành phố hỗn loạn. Nó giữ cho tôi lành mạnh trong một môi trường làm việc căng thẳng. Và quan trọng nhất, nó giữ vững những quan điểm tôi nhận thức cho các vấn đề hàng ngày của tôi.
Tôi không thể nói rằng việc áp dụng một lối sống tối giản là câu trả lời cho tất cả các vấn đề của tôi hay bạn, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng nó làm cho cuộc sống của tôi trở nên lành mạnh, chuyên nghiệp và bền vững.
Đăng nhận xét